Muốn đổi đời phải dám bỏ việc đang làm?

 Tôi từ bỏ công việc 'thực sự' đầu tiên của mình sau khi tốt nghiệp đại học. Có vẻ như là sai lầm: đó là nghề tôi chọn, kinh tế thì đang đi xuống, tôi vừa được đề bạt, không có công việc nào dự phòng và không cơ sở tài chính để hỗ trợ.

Muốn đổi đời phải dám bỏ việc đang làm? - 0

JK Rowling đã bị hàng chục nhà xuất bản khước từ trước khi bán các các cuốn ‘Harry Potter’.

Hóa ra đó là quyết định hay nhất tôi chưa từng làm. Chỉ có từ bỏ công việc làm phóng viên chính trị tại Washington DC thì tôi mới theo duổi được giấc mơ sang Ý làm nhà báo lưu động. Một trong những báo tôi bắt đầu viết là BBC, từ đó có được công việc chính thức hoạt động ở 2 châu lục.

Tất nhiên, khi đó tôi không biết nó sẽ như vậy. Và việc từ bỏ công việc không phải là nguyên nhân duy nhất của những việc tiếp theo sau. Nhưng việc từ bỏ là điểm xuất phát hãi hùng và cần thiết.

Đối với hầu hết chúng ta, vai trò quan trọng của việc từ bỏ để rồi thành công là trái ngược với niềm tin đã ăn sâu. Ở các thế hệ trước người ta thường nói thành công là chăm chỉ bám theo nghề và con đường sự nghiệp của mình. Do sự hứa hẹn về an toàn nghề nghiệp giảm, nên mẫu hình người suốt đời làm cho công ty được thay thế bằng người doanh nhân mạo hiểm không bao giờ chịu bỏ cuộc.

Cả hai lời khuyên trên là chỉ muốn nói 'người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc và những người bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng'. Cho dù trong một công việc, một quan hệ hay một giấc mơ, người ta dạy bảo rằng từ bỏ đồng nghĩa với thất bại.

"Điều mà không ai nói đến là đôi khi việc từ bỏ lại thực sự tốt. Nó rất quan trọng," Eric Barker, tác giả cuốn 'Barking Up the Wrong Tree', nói. "Chỉ có 24 giờ mỗi ngày. Nếu bạn không bao giờ từ bỏ bất cứ điều gì thì bạn ít thời gian cho những điều thực sự quan trọng."

Tất nhiên, sự kiên trì là rất quan trọng. Nếu bạn rời bỏ chạy marathon ở Km 5 thì không bao giờ thành công. Nhưng thay vì nghĩ đến việc rời bỏ là phương sách tuyệt đối cuối cùng thì chúng ta có thể xem xét lại giá trị của nó, chuyên gia nói. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu có những lý do chính đáng thì việc rời bỏ một nơi làm việc, một mối quan hệ hoặc ngay cả một tham vọng có thể làm cho ta hạnh phúc hơn, khỏe mạnh và thành công hơn.

Trước hết, người ta thường làm việc ngay từ đầu cho các mục tiêu sai lầm. Ngay cả khi mục tiêu đã từng phù hợp, nhưng nó có thể sẽ không phù hợp sau đó vài năm. "Nếu tôi không bao giờ từ bỏ bất cứ điều gì thì bây giờ tôi vẫn còn chơi bóng chày và chơi ở đội Transformers," Barker nói đùa.

Nhưng một khi chúng ta thấy rằng chúng ta muốn đi theo một hướng khác, hầu hết chúng ta vẫn cảm thấy khó khăn để từ bỏ con đường hiện tại.

Điều này phản ánh một xu hướng đặc biệt của con người: ghét thất bại vô cùng. Những gì ta đã đầu tư, cho dù là thời gian hay tiền bạc hay cái gì chăng nữa, sẽ là 'chi phí mất đứt'. Khó từ bỏ việc đầu tư này lắm. Bạn chịu mất 5 đô la hay là chịu mất cơ hội kiếm được 5 đô la? Hầu hết chúng ta dễ chọn phương án sau, cho dù kết quả là như nhau.

Đó cũng là lý do khiến những người có bằng luật pháp hoặc bằng y tề, tốn tiền và tốn thời gian, không dễ gì mà rời con đường sự nghiệp của mình cho dù họ có thể đang rất khổ sở.

Nhưng như Stephen Dubner đã chỉ ra trong bài 'Mặt tích cực của việc rời bỏ' của trang mạng Freakonomics, chúng ta ghét thất bại đến mức ta chọn chi phí mất đứt hơn là chọn sự cân nhắc quan trọng không kém là chi phí cơ hội. "Đối với mỗi giờ hoặc mỗi đô la mà bạn sử dụng cho một việc, bạn đã từ bỏ cơ hội để sử dụng giờ đó và đô la đó cho một việc khác, cái việc mà nó có thể làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn, nếu như bạn không quá lo lắng về chi phí mất đứt," ông nói.

Muốn đổi đời phải dám bỏ việc đang làm? - 1Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionMột vận động viên trượt băng nghệ thuật, Vera Wang đã là biên tập viên thời trang cao cấp tại hãng Vogue trong 15 năm và sau đó là giám đốc thiết kế cho hãng Ralph Lauren trước khi tạo ra nhãn hiệu riêng của mình.

Làm trầm trọng thêm tình trạng nan giải này là nỗi sợ hãi cái chưa biết trước mắt. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra nếu đi theo con đường khác. Nhưng chúng ta biết rõ sẽ mất gì khi rời bỏ.

Điều chúng ta quên không nghĩ tới là chỉ vì ta có nhiều thông tin hơn về tình hình hiện tại không có nghĩa là nó sẽ vẫn như vậy trong tương lai. (Ta chỉ cần hỏi nhân viên của những chuỗi cửa hàng có thời đã phát triển nhanh như Blockbuster, Borders hoặc Woolworths) Và không biết điều gì sẽ xảy ra sau một sự thay đổi lớn không có nghĩa là con đường khác đó là tồi hơn.

Trong khi đó, một công việc mà bạn ghét có thể khiến bạn bị trầm cảm, lo lắng và bệnh tật, và nếu như là bệnh thần kinh thì thà là thất nghiệp còn hơn là có một nghề tệ bạc.

Nhảy hết từ việc này sang việc khác cũng có thể là điều dở: mặc dù người ta vẫn thường tin là nhảy việc thường xuyên có thể làm bạn thành công hơn. Nhà kinh tế học Henry Siu nhận thấy rằng những người trẻ hay chuyển việc làm thì thường kiếm được mức lương cao hơn vào cuối đời. Dĩ nhiên, những người hay nhảy việc nhìn chung là chủ động hơn, và sự nhảy việc có thể là cách tốt để có được đồng lương cao hơn so với người làm việc tĩnh tại và cầu xin nâng lương. Nhưng Siu cũng đưa ra một lý thuyết khác: bằng cách thử nghiệm những con đường sự nghiệp khác nhau thì người ta có thể tìm thấy nghề thích ứng và do đó giỏi nghiệp vụ hơn và có giá trị hơn, ông nói.

Nhảy việc cũng có thể giúp bạn leo cao trên thang sự nghiệp. Trong một cuộc khảo sát 12.500 cựu sinh viên của Trường Kinh doanh Stanford, những người được hỏi có ít hơn 2 vai trò trong 15 năm có 1/50 cơ hội trở thành lãnh đạo cấp cao. Những người có từ 5 vị trí nhiệm vụ trở lên có khả năng thành lãnh đạo cao cấp gấp 9 lần. Nhà nghiên cứu trưởng Edward Lazear gợi ý rằng, để trở thành một nhà lãnh đạo hàng đầu, bạn cần một loạt các kỹ năng thông qua việc nắm giữ và thể hiện tốt ở một loạt các cương vị khác nhau.

Không phải tất cả các nghiên cứu đều cho ra kết quả giống nhau. Một nghiên cứu 15.000 nhân viên cho thấy rằng một giám đốc điều hành ở càng nhiều năm với công ty thì người đó càng dễ lên vị trí đứng đầu. Nhưng cũng nghiên cứu này lại thấy rằng việc chuyển đổi ngành hoặc nghề thường thể hiện là bước đi tốt.

Còn việc từ bỏ để bắt đầu công ty của riêng bạn? Hãy thận trọng, chuyên gia nói. Như chúng ta đều biết, chỉ một số nhỏ doanh nghiệp là thành công. Và mặc dù ý tưởng rằng bạn phải từ bỏ công việc theo ngày và cống hiến 100% để đảm bảo nỗ lực của mình thành đạt, các nghiên cứu gần đây thấy rằng những người xoay xở chèo chống thêm ngay từ đầu cuối cùng cũng có được những công ty hoạt động tốt hơn là những người không làm như vậy.

Họ đều là những người 'bỏ ra đi': các 'doanh nhân lai' thận trọng hơn của nghiên cứu này cuối cùng cũng từ bỏ công việc theo ngày. Nhưng sự kiên nhẫn của họ đã thành công.

Từ bỏ một công việc hoặc đường hướng để xoay theo hướng đi khác có thể sẽ thành đạt. Hãng Twitter khởi đầu chỉ là diễn đàn các trang podcast. YouTube chỉ là một trang web hẹn hò và Android chỉ là một hệ điều hành máy ảnh. Nếu tất cả họ chỉ bám theo tầm nhìn ban đầu thì chắc hẳn ngày nay họ sẽ không được danh tiếng.

Trong khi đó, rất nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng người ta thành đạt nhất khi họ không chỉ từ bỏ mục tiêu khó đạt mà còn chọn mục tiêu khác. Một số người thành công nhất thế giới đã chứng minh điều đó. Nhà thiết kế thời trang Vera Wang bắt đầu sự nghiệp là một vận động viên trượt băng, sau đó là biên tập viên cho tờ Vogue. Jack Ma, người sáng lập ra Alibaba, đã thất bại trong hàng chục công việc trước khi bắt đầu thiết kế trang web. Và Charles Darwin đầu tiên học để thành bác sĩ, rồi mục sư.

Kết thúc các mối quan hệ xấu

Trong khi đó, tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân đối với sức khoẻ và hạnh phúc của ta đã được nghiên cứu nhiều. Nhưng chất lượng cuộc sống là cốt lõi. Và ở đây nữa, chúng ta thường nán lại quá lâu ở những tình huống khó chịu.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tương tác tiêu cực với người thân như xung đột, phê bình hoặc giảm sút cảm giác đã làm tăng nguy cơ phát triển trầm cảm, bệnh tim và thậm chí sa sút trí tuệ. Trong khi đó, những cuộc hôn nhân không hạnh phúc có thể dẫn đến trầm cảm, cảm giác chán ngán và cả những khởi phát các vấn đề sức khoẻ mãn tính và tàn tật về thể xác.

Dĩ nhiên, từ bỏ một mối quan hệ cũng có thể là khó khăn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ ly dị bị nhiều chứng bệnh thể chất và đau tim lâu dài so với đối tác của họ. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu chưa xét đến các yếu tố khác nữa, chẳng hạn như các mối quan hệ xã hội nói chung của một người nào đó. Nói cách khác, có thể không phải bản thân việc ly hôn gây tổn hại. Đó là việc mất đi mối quan hệ trung tâm mà hầu hết mọi người đang trông cậy. Những người càng có quan hệ rộng thì họ càng được bảo vệ chống lại tác động tiêu cực của ly hôn về sinh lý và tình cảm.

"Điều thực sự quan trọng là mức độ rộng rãi của các quan hệ xã hội mang tính hỗ trợ để bạn cảm thấy được kết nối và thấy an toàn." Heather Helms, giáo sư về phát triển con người và nghiên cứu mối quan hệ hôn nhân gia đình tại Đại học North Carolina ở Greensboro, nói.

Trên thực tế, các nghiên cứu khác cho thấy những người cứ duy trì mối quan hệ trục trặc thì có thể là rất khổ. Một nghiên cứu cho thấy những người kết hôn không hạnh phúc có sức khoẻ tồi tệ hơn và mức hài lòng thấp hơn so với những người từ bỏ. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng cùng với những phụ nữ trung niên có gia đình hạnh phúc, những người đồng lứa độc thân và đã ly dị ít có khả năng bị hội chứng chuyển hóa (dễ gây đau tim) hơn so với các phụ nữ không hạnh phúc.

Nhưng những mối quan hệ mới rất dễ kết thúc. Vì vậy, nếu nó không êm đẹp ngay từ đầu, hãy dứt bỏ, Helms nói.

Chiến lược để dứt bỏ

Dứt bỏ một công việc bạc bẽo hoặc một mối quan hệ xấu là một điều. Từ bỏ một giấc mơ thì khó hơn. Nhưng ở đây, cũng vậy, từ bỏ có thể là tốt cho bạn, ít nhất khi mục tiêu mà bạn phấn đấu là không thể đạt được.

Rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người buông bỏ cái mà họ không thể đạt được là có lợi cho sức khoẻ và hạnh phúc. Nhưng những người cứ tiếp tục chiến đấu để đạt được một mục tiêu ngoài tầm với sẽ trải nghiệm nhiều đau khổ và chán chường hơn.

Muốn đổi đời phải dám bỏ việc đang làm? - 2

Không chịu thất bại, việc xoay hướng có thể dẫn đến thành công. Charles Darwin đầu tiên học để trở thành một bác sĩ, sau đó để thành mục sư.

Ý tưởng rằng chúng ta có thể sẽ tốt hơn khi từ bỏ các giấc mơ có thể là khó được chấp nhận. Rốt cuộc, tất cả chúng ta đều nghe nói JK Rowling đã bị 12 nhà xuất bản khác nhau khước từ trước khi tìm một nhà xuất bản cho cuốn sách Harry Potter hoặc Walt Disney bị sa thải khỏi công việc làm họa sĩ tranh biếm họa vì không đủ sáng tạo. Những kinh nghiệm của họ cho thấy sự gan dạ, khả năng níu bám vào một cái gì đó và hiểu nó thấu đáo. Chúng ta đều biết tầm quan trọng của nó. Giả dụ tôi bỏ nghề tự do sau lần đầu tiên, hoặc thậm chí là lần thứ năm, bị tòa báo chối từ, thì tôi sẽ không bao giờ trở thành một nhà báo như hôm nay.

Vậy làm thế nào để bạn biết khi nào phải kiên nhẫn và khi nào thì rời bỏ?

"Đây là sự nan giải của cuộc sống. Chúng ta chẳng thể biết được," Stever Robbins, tư vấn cuộc sống, nói. "Nhưng những gì bạn đọc là những câu chuyện về những người kiên định và rồi thành công. Không ai đi kể về những người kiên trì rồi chết một mình trong rãnh cống vì họ kiên trì lâu quá. Tôi nghĩ rằng nhiều người phù hợp với loại thứ hai hơn là loại thứ nhất."

Để quyết định khi nào nên từ bỏ một mục tiêu, Barker khuyên theo 4 bước: mong muốn, kết quả, khó khăn, kế hoạch. Nếu bạn đã qua từng bước và ý tưởng thực hiện kế hoạch làm tiêu tan năng lượng và nhiệt tình, thì có thể đã đến lúc phải từ bỏ và chuyển sang một thứ khác, ông nói.

Hãy nhớ rằng kiên trì và từ bỏ không phải là 2 cực đối lập. Như Barker đã nhấn mạnh, "Nếu bạn buông bỏ thứ mà nó không hợp với bạn thì đó là lúc bạn có thời gian để làm thứ có thể phù hợp với bạn."

Có vẻ như câu châm ngôn cũ là sai. Người chiến thắng vẫn từ bỏ. Nhưng thay vì coi đó là thất bại, họ chuyển năng lượng của họ sang việc mạo hiểm tiếp theo ... rồi tiếp theo, tiếp theo nữa. Điều đó, trên thực tế, có thể là bí mật của họ đối với những gì mà chúng ta không bao giờ gắn kết với việc từ bỏ: đó là thành công.

Nguồn: BBC


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan