Ukraine đề nghị Đức cung cấp tên lửa tầm xa Taurus có khả năng bắn tới Moscow

Ukraine đề nghị Đức cung cấp tên lửa tầm xa Taurus có khả năng bắn tới Moscow

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức xác nhận Ukraine đã gửi yêu cầu đề nghị Đức cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus, hãng tin Đức DPA cho biết.

“Yêu cầu này được phía Ukraine đưa ra trong những ngày gần đây” - nguồn tin của DPA cho biết, song không cung cấp thêm chi tiết.

Theo tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, Tổng thống Volodymyr Zelensky trước đó đã thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Berlin hồi tháng Năm.

1 Ukraine De Nghi Duc Cung Cap Ten Lua Tam Xa Taurus Co Kha Nang Ban Toi Moscow

Một du khách đi ngang qua tên lửa dẫn đường mục tiêu mặt đất KEPD 350 do công ty Taurus của Thụy Điển-Đức sản xuất tại hội chợ Quốc phòng và An ninh Quốc tế ở Madrid tháng 5/2023. Ảnh: KI.

Báo Frankfurter Allegemeine cho biết: Đầu đạn nặng 400 kg của tên lửa Taurus có thể xuyên qua bê tông dày hàng mét. Do đó, tên lửa hành trình Taurus là mối đe dọa đối với mọi thứ dường như được bảo vệ đặc biệt tốt: kho chứa, ban chỉ huy, nhà chứa máy bay, cầu.

Tên lửa có tầm bắn tới 500km, tức là cho phép nó bay từ biên giới Ukraine tới Moscow - tờ báo cho biết. Vì vậy một số người lo ngại rằng việc  Kiev sử dụng tên lửa không khôn ngoan có thể gây leo thang chiến sự. 

Hôm 23/5, nghị sĩ Đức thuộc Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) Roderich Kiesewetter hối thúc chính phủ nước này cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tầm xa Taurus.

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với RND: “Các đối tác của Ukraine bây giờ phải ‘tất tay’ và cung cấp cho Ukraine mọi thứ mà Ukraine có thể sử dụng trong chiến đấu vũ trang phối hợp và điều đó được cho phép theo luật pháp quốc tế”.

Ông nói thêm: “Tên lửa hành trình Taurus với tầm bắn từ 400 đến 500 km sẽ là một đóng góp rất hữu ích của Đức. Không được có thêm lằn ranh đỏ nào ở đây”.

Theo ngị sĩ Kiesewetter, trong số 600 tên lửa Taurus được mua cách đây 10 năm, Đức hiện có khoảng 150 quả đang hoạt động.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Vladimir Pistorius, đã phản ứng thận trọng với đề xuất cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine nhưng nói  ông "tin rằng chúng tôi nên hỗ trợ Ukraine với tất cả các hệ thống được luật pháp quốc tế cho phép để giành chiến thắng trong cuộc chiến này và chúng tôi có thể cung cấp”.

Tên lửa Taurus do Đức và Thụy Điển cùng phát triển, được coi như tương tự với tên lửa tầm xa Storm Shadow mà Vương quốc Anh chuyển giao cho Ukraine đầu tháng 5, song tầm bắn lớn hơn một chút. Các chuyên gia cho biết nhà sản xuất tên lửa MBDA có thể tăng cường việc sản xuất Taurus để chuẩn bị cho trường hợp chúng được cung cấp cho Kiev.

Anh là quốc gia đầu tiên cung cấp cho Kiev loại vũ khí có khả năng tiếp cận các mục tiêu nằm sâu phía sau chiến tuyến.

Ukraine đã cam kết với chính phủ Anh sẽ sử dụng chúng để tấn công các mục tiêu ở các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng của Ukraine.

Nguồn: Báo điện tử DÂN VIỆT


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan