Hướng dẫn xin visa Việt Nam cho người Đức

Hướng dẫn xin visa Việt Nam cho người Đức

Có nhiều cách để xin visa Việt Nam cho người Đức. Mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn xin visa Việt Nam cho người Đức.

132 1 Huong Dan Xin Visa Viet Nam Cho Nguoi Duc

Cơ sở pháp lý:

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014;

Thông tư số 04/2015/TT-BCA của Bộ Công an ngày 05 tháng 01 năm 2015 Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

Thông tư số 219/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10 tháng 11 năm 2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

CÔNG DÂN ĐỨC NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM THEO DIỆN MIỄN THỊ THỰC

Tin vui cho công dân Đức là họ là nằm trong đối tượng có thể nhập cảnh vào Việt Nam theo diện miễn thị thực.

Theo Nghị quyết số 54/NQ-CP thì công dân Đức được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn cư trú không quá 15 ngày, nếu đáp ứng các điều kiện:

– Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp và hộ chiếu còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh;

– Thời điểm nhập cảnh phải cách thời điểm xuất cảnh theo diện miễn thị thực trước đó ít nhất 30 ngày.

Nếu muốn cư trú lâu dài hơn, công dân Đức sẽ phải chọn một trong các cách dưới đây.

XIN VISA TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM Ở ĐỨC

Đây là một trong ba hình thức xin visa Việt Nam cho người Đức. Theo cách này, người có quốc tịch Đức sẽ chuẩn bị hồ sơ cần thiết, sau đó nộp tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Đức hoặc ở một nước thứ ba. (Ví dụ: người Đức ở Hoa Kỳ có thể nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ).

Địa chỉ cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Đức:

– Đại sứ quán Việt Nam ở Đức:

Địa chỉ: Elsenstrasse 03, 12435 Berlin-Treptow Điện thoại: +49-30-53630108/+49-1718387246 Fax: +49-30-53630200 Email: [email protected]; [email protected] – Tổng lãnh sứ quán Việt Nam ở Phrăng-Phuốc (Đức):

Địa chỉ: Villa Hanoi, Kennedy-Allee 49, 60596 Frankfurt/M Điện thoại: +49-69-79533650/+49-69-71675039 Fax: +49-69-795336511 Email: [email protected]/ [email protected]

XIN VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI ĐỨC THEO HÌNH THỨC VISA ĐIỆN TỬ (EVISA)

Visa điện tử, thị thực điện tử hay evisa là một trong những chính sách mới mà Việt Nam mới áp dụng thử nghiệm nhằm rút ngắn thủ tục hành chính. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng hình thức này cho 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Đức.

Xin visa Việt Nam cho người Đức trong trường hợp này, sẽ được thực hiện qua cổng thông tin điện tử theo địa chỉ https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/web/guest/trang-chu-ttdt. Bạn đăng nhập sau đó điền các thông tin, làm theo các bước như hướng dẫn và nhận kết quả.

Ưu điểm:

– Tiện lợi hơn hình thức đầu tiên, chỉ cần nhập thông tin chính xác và chờ duyệt;

– Lệ phí rẻ do rút bớt được một số công đoạn..

Nhược điểm:

– Giao diện website khó sử dụng, không thân thiện với người dùng;

– Chỉ áp dụng đối với một vài loại visa;

– Thời gian chờ xét duyệt lâu.

XIN VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI ĐỨC BẰNG CÔNG VĂN NHẬP CẢNH

Đây là hình thức xin visa Việt Nam cho người Đức có nhiều ưu điểm và được sử dụng nhiều nhất.

Để có thể thực hiện việc xin visa Việt Nam theo hình thức này, người Đức phải liên hệ với các công ty lữ hành quốc tế, các tổ chức uy tín có khả năng bảo lãnh khách hàng, đối tác của mình sang Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau.

Các công ty, tổ chức này sẽ làm đơn bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam và xin sự chấp thuận của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Khi được chấp thuận, người Đức sẽ nhận được Công văn nhập cảnh và có thể tiến hành các thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế nơi đã đăng ký ban đầu.

Ưu điểm: Nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu khẩn cấp, khả năng được cấp visa cao

Nhược điểm: Chỉ có thể dán tem visa tại sân bay quốc tế Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm xin visa Việt Nam cho người Đức. Chúc các bạn may mắn và thành công!

Theo phongveminhquan


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan