Những câu hỏi nhói lòng trong vụ án cha mẹ bán con ở Trà Vinh

Những câu hỏi nhói lòng trong vụ án cha mẹ bán con ở Trà Vinh

Tại sao Chị Dậu phải bán con, bán chó để nộp sưu cho cho chồng thì không ai lên án, ngược lại, được bao nhiêu thế hệ học trò khóc thương chị Dậu? Thế thì tại sao lại kết án nặng nề với vợ chồng anh Tuấn- chị Nhung bán đứa con bé, lo nuôi ba đứa con lớn, trong hoàn cảnh túng quẫn, mà không thấu hiểu và thương cảm họ?

1 Nhung Cau Hoi Nhoi Long Trong Vu An Cha Me Ban Con O Tra Vinh

Đọc cái tin này tôi thực sự nhói lòng:

“Ngày 15-1, TAND tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn (19 tuổi) 13 năm tù và Thạch Thị Kim Nhung (22 tuổi, cùng ngụ huyện Châu Thành, Trà Vinh) 10 năm tù, cùng về tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Theo cáo trạng, Tuấn và Nhung chung sống với nhau như vợ chồng. Khoảng tháng 11-2022, do kinh tế khó khăn, cần tiền trang trải cuộc sống và lo cho các con nhỏ, Nhung, Tuấn bàn bạc thống nhất với nhau liên lạc các gia đình hiếm muộn con có điều kiện kinh tế, có nhu cầu nhận nuôi trẻ để “chuyển giao” đứa con gái thứ 4 của hai bị cáo là bé N. (sinh ngày 12-10-2022) để nhận lại một khoản tiền”.

https://plo.vn/ban-con-lay-18-trieu-dong-cap-vo-chong-o-tra-vinh-lanh-an-post772020.html

Mấy ngày qua bận quá, rồi thấy có nhiều bài viết về vụ này rồi, nên không muốn viết gì nữa.

Nhưng sao lòng cứ không yên, phải viết lên đôi điều, góp vào tiếng nói chung của dư luận xã hội.

1. Đúng như nhà giáo Thái Hạo và nhiều người đã viết:

2. Tại sao các “quan toà” vô tâm, vô cảm đến thế? Phạt người bố 13 năm tù, người mẹ 10 năm tù, Vậy ai nuôi 4 đứa con do mẹ dứt ruột đẻ ra? Phá tan nát một gia đình (dù họ sống như vợ chồng thì đã sao?).

Tại sao không hiểu rằng, đôi vợ chồng trẻ này (chồng mới 19, vợ 22 tuổi) mà đã có 4 con, chứng tỏ họ chưa hiểu biết nhiều biết “sinh đẻ kế hoạch”, về những vấn đề xã hội, nhất là về luật pháp. Từ đó thay vì xử bằng pháp luật thì giáo dục họ, giúp đỡ họ…

3. Toàn hệ thống, từ Hội Phụ nữ, UB chăm sóc bà mẹ, trẻ em và bao nhiêu tổ chức xã hội đâu không giúp đỡ, bênh vực cái gia đình khốn khổ này? TTO đã từng kêu lên “17 cơ quan bảo vệ trẻ, lúc cần vẫn không biết nhờ ai”!

17 cơ quan bảo vệ trẻ, lúc cần vẫn không biết nhờ ai!

https://tuoitre.vn/17-co-quan-bao-ve-tre-luc-can-van-khong-biet-nho-ai-20171128093628291.htm

Vậy thì các cơ quan, tổ chức này tồn tại làm gì?

4. Mấy đời Thủ tướng đều to tiếng tuyên bố: “Không để người dân nào tụt lại phía sau”! “Nhân quyền trước hết là lo cho 100 triệu dân đủ cơm no, áo ấm”! Vậy chính quyền địa phương để một gia đình khốn khó như vậy, phải chịu trách nhiệm chứ! Phải giúp cho gia đình đó có cơm ăn, áo mặc, con cái được nuôi dưỡng, học hành… Thế mới là chế độ XHCN tốt đẹp như tuyên bố chứ?

5. Toà án đã làm một việc bêu xấu xã hội, cho thấy bản chất xã hội ta đẩy người dân nghèo đến đường cùng mà không giúp đỡ họ. Rồi xử họ tù rất nặng về “tội bán con” (thực chất là cho làm con nuôi, còn tốt hơn trường hợp chị Dậu); cho thấy Toà án ta quá bất công (Bộ trưởng Chu Ngọc Anh mắc tội tham nhũng như vậy mà xử tù 3 năm); cho thấy các “quan toà” xử vụ này không có trái tim!...

KIẾN NGHỊ:

Xoá án cho đôi vợ chồng trẻ, giáo dục họ về xã hội, về pháp luật; giúp đỡ họ ổn định cuộc sống gia đình.

Cho người nhận con nuôi đứa bé út và hỗ trợ tiền cho gia đình này theo thoả thuận của họ. Chính quyền giúp họ giải quyết các thủ tục pháp lý…

Rút kinh nghiệm, những chuyện tương tự “toàn hệ thống chính trị” nên “vào cuộc” tháo gỡ khó khăn vướng mắc và giúp đỡ các đương sự sao cho có lý, có tình để vấn đề được giải quyết nhân văn, tốt đẹp, đừng làm tuỳ tiện rồi ầm ĩ trên mạng xã hội.

21/1/2024

PGS.TS. Tâm lý học Mạc Van Trang


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan