Bạc hà: 16 công dụng chữa bệnh kỳ diệu - Cách bổ sung bạc hà vào chế độ ăn uống (Phần 2)

Bạc hà: 16 công dụng chữa bệnh kỳ diệu - Cách bổ sung bạc hà vào chế độ ăn uống (Phần 2)

Suốt hàng ngàn năm qua, khả năng chữa bệnh của bạc hà đã được các nền văn hóa cổ đại biết đến và ứng dụng rộng rãi, y học hiện đại dường như tỏ ra chậm hơn trong việc nhận ra lợi ích của nó.

1 Bac Ha 16 Cong Dung Chua Benh Ky Dieu   Cach Bo Sung Bac Ha Vao Che Do An Uong Phan 2

Kháng nấm

Tác nhân gây bệnh nấm phổ biến nhất ở người là Candida albicans. Nó thường hiện diện với một lượng nhỏ trong miệng, da và đường tiêu hóa. Khi mất cân bằng, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng niêm mạc và gây đau đớn như nhiễm trùng nấm âm đạo, nấm miệng.

Theo một bài báo năm 2021 trên Tạp chíMini-Reviews in Medicinal Chemistry, bạc hà cho thấy tác dụng kháng nấm mạnh đối với nấm Candida albicans.

Làm dịu hội chứng ruột kích thích (IBS)

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Gastroenterology, viên nang dầu bạc hà cho thấy tính an toàn và hiệu quả trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Liên tục trong một tháng, 79% bệnh nhân trưởng thành uống viên nang ba đến bốn lần mỗi ngày, mỗi lần từ 15-30 phút trước bữa ăn đã báo cáo giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng, 56% cho biết hoàn toàn không đau và 83% nói rằng ít chướng bụng hơn.

Tác dụng chữa bệnh của dầu bạc hà trong ruột đều lâu dài ở cả trẻ em cũng như người lớn. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Gastroenterology, 75% trẻ em dùng dầu bạc hà trong hai tuần cho biết mức độ nghiêm trọng của cơn đau liên quan đến IBS đã giảm xuống. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Tinh dầu bạc hà có thể sử dụng như một tác nhân trị liệu trong giai đoạn có triệu chứng của IBS”.

Bạc hà có thể có hiệu quả một phần trong việc làm giảm các triệu chứng của IBS bằng cách thư giãn các cơ của đường tiêu hóa. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Gastroenterology, các nhà nghiên cứu kết luận rằng nhờ làm giảm dòng canxi, dầu bạc hà có tác dụng thư giãn đối với các cơ trơn trong đường tiêu hóa của thỏ và chuột lang.

Giảm đau đầu do căng thẳng

Bôi tại chỗ bằng dầu bạc hà có hiệu quả trong điều trị đau đầu do căng thẳng, vốn là dạng đau đầu phổ biến nhất. Dầu bạc hà có tác dụng giảm đau đầu do căng thẳng hiệu quả như axit acetylsalicylic (aspirin) hoặc paracetamol (acetaminophen).

2 Bac Ha 16 Cong Dung Chua Benh Ky Dieu   Cach Bo Sung Bac Ha Vao Che Do An Uong Phan 2

Bôi tại chỗ bằng dầu bạc hà có hiệu quả trong điều trị đau đầu do căng thẳng, vốn là dạng đau đầu phổ biến nhất. (Pixabay)

Giảm buồn nôn

Một nghiên cứu năm 2016 đã kết luận rằng, “hít tinh dầu bạc hà là phương pháp điều trị khả thi đối với chứng buồn nôn ở bệnh nhân hậu phẫu thuật tim”. Sau phẫu thuật, 34 bệnh nhân bị buồn nôn với mức độ trung bình là 3,29 trên thang điểm từ 0 đến 5, trong đó 5 là buồn nôn nhiều nhất. Hai phút sau khi hít dầu bạc hà, tỷ lệ buồn nôn trung bình giảm đáng kể xuống còn 1,44.

Tương tự, một nghiên cứu năm 2021 cũng có chung quan điểm rằng, tinh dầu bạc hà là “một phương thức độc lập hoặc bổ sung hiệu quả để giảm bớt” chứng buồn nôn và nôn ở bệnh nhân nhập viện khi hít phải bằng liệu pháp mùi hương.

Giảm lo lắng

Bạc hà được chứng minh khả năng làm giảm lo lắng. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2022 đã kết luận rằng, hít tinh dầu bạc hà làm giảm đáng kể sự lo lắng ở những bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp tính.

Giảm ho

Một nghiên cứu năm 2013 đã báo cáo rằng những bệnh nhân ho mãn tính được hưởng lợi từ việc hít tinh dầu bạc hà. So với giả dược, ngưỡng ho của bệnh nhân cao hơn đáng kể sau khi hít tinh dầu bạc hà dạng khí dung.

Cách thêm bạc hà vào chế độ ăn uống

Toàn bộ cây bạc hà có thể ăn được, bao gồm cả thân, lá và hoa, cũng có thể sử dụng trong ẩm thực và dược liệu. Bạc hà còn có thể dùng như một loại tinh dầu.

Làm thế nào để mua bạc hà?

Bạn có thể tự trồng bạc hà. Cây cần nhiều nắng, nhiều nước và không gian để phát triển.

Ngoài ra, bạn có thể mua bạc hà tươi ở chợ nông sản địa phương hoặc cửa hàng tạp hóa.

Bạc hà khô cũng có thể mua trực tuyến. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn chỉ nên dùng bạc hà được trồng hữu cơ hoặc tái tạo.

3 Bac Ha 16 Cong Dung Chua Benh Ky Dieu   Cach Bo Sung Bac Ha Vao Che Do An Uong Phan 2

Một nghiên cứu năm 2013 đã báo cáo rằng những bệnh nhân ho mãn tính được hưởng lợi từ việc hít tinh dầu bạc hà. (Raw Pixel)

Những cách đơn giản để kết hợp bạc hà vào chế độ ăn uống của bạn

  • Trà thảo dược: Đun sôi nước, hạ nhỏ lửa, cho 5-10 lá và thân bạc hà vào, đậy nắp và ngâm trong 10 phút.
  • Sinh tố: Thêm một vài lá bạc hà tươi hoặc một giọt tinh dầu bạc hà cần thiết vào món sinh tố hoặc đồ uống.
  • Súp: Thêm một vài lá bạc hà vào súp trong khi nấu. Súp kem, chẳng hạn như súp đậu, là lý tưởng.
  • Salad: Cho một vài lá bạc hà vào món salad để tăng hương vị. Bạc hà kết hợp tốt với dưa chuột và lựu.
  • Nước xốt: Nghiền bạc hà tươi hoặc khô với một chút muối trong cối và chày, rồi thêm vào nước xốt dầu ô liu và giấm.
  • Món tráng miệng: Bạc hà kết hợp tốt với socola, chẳng hạn như vỏ cây bạc hà, bánh hạnh nhân kẹo bạc hà hoặc kem bạc hà socola.

Để có một thức uống giải khát trong ngày hè nóng bức, hãy thử nước chanh bạc hà!

Công thức làm nước chanh bạc hà:

Lượng thành phần bên dưới có thể pha cho 8 ly.

Thành phần:

  • 1-1/2 cốc nước cốt chanh mới vắt (~10 quả chanh hữu cơ lớn)
  • ½ muỗng cà phê vỏ chanh
  • 5 cốc nước lọc lạnh
  • 1 cốc nước lọc âm ấm
  • ½ cốc mật ong thô hữu cơ, chưa lọc
  • 1 chén lá bạc hà hữu cơ
  • 2 viên đá

4 Bac Ha 16 Cong Dung Chua Benh Ky Dieu   Cach Bo Sung Bac Ha Vao Che Do An Uong Phan 2

Để có một thức uống giải khát trong ngày hè nóng bức, hãy thử nước chanh bạc hà! (Pexel)

Hướng dẫn:

  • Vắt chanh và cho vào bình thủy tinh cùng với 5 cốc nước lạnh.
  • Trong máy xay sinh tố công suất cao, kết hợp 1 cốc nước ấm, vỏ chanh, mật ong và lá bạc hà. Xay cho đến khi nhuyễn hoàn toàn. Thêm vào bình thủy tinh và khuấy cho đến khi chúng hòa trộn vào nhau.
  • Thêm đá vào bình. Trang trí mỗi ly bằng một nhánh bạc hà tươi. Dùng ngay lập tức hoặc bảo quản trong tủ lạnh tối đa 3 ngày.

Vui lòng không thử công thức này nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào.

Các biện pháp phòng ngừa và các tương tác có thể xảy ra khi dùng bạc hà

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi dùng bạc hà.

Bạc hà có thể tương tác với một số loại thuốc theo toa, chẳng hạn như cyclosporine, thuốc giảm axit, thuốc trị loét, thuốc chẹn kênh canxi và các loại thuốc khác dùng để điều trị tăng huyết áp hoặc huyết áp cao.

Những người bị thoát vị gián đoạn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy hoặc tình trạng dạ dày không sản xuất đủ axit nên tham khảo ý kiến ​​​​của bác sĩ trước khi dùng.

Dầu bạc hà chống chỉ định ở trẻ em dưới hai tuổi.

Theo Sina McCullough từ The Epoch Times

Chấn Hưng biên dịch

Sina McCullough

Tiến sĩ Sina McCullough là người tạo ra chương trình trực tuyến, "GO WILD: How I Reverse Chronic & Autoimmune Disease, " và là tác giả của " Hands Off My Food," và “Beyond Labels ." Cô ấy đã lấy bằng Tiến sĩ về Dinh dưỡng từ UC Davis. Cô ấy là một Nhà thảo dược học bậc thầy, Người hành nghề được chứng nhận của Hiệp hội không chứa gluten và là bà mẹ ba con học tại nhà.


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan