9 Sự thật về du học nghề Đức

9 Sự thật về du học nghề Đức

Có rất nhiều bạn đang có dự định sang Đức du học nghề, nhưng vẫn chưa nhìn hết được bức tranh tổng thể về du học nghề Đức. Có nhiều sự thật về du học nghề Đức ít ai biết đến. Có những “góc tối” chỉ có những người như du học sinh mới có thể trải nghiệm được thực tế nhất.

Cuộc sống du học nghề Đức không chỉ có “màu hồng” mà còn những “bất ngờ” nếu bạn chưa thật sự tìm hiểu kĩ trước khi quyết định đi du học Đức.

Để con đường du học nghề Đức của các bạn được suôn sẻ và thuận lợi hơn, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích qua chuỗi những câu hỏi.

1 9 Su That Ve Du Hoc Nghe Duc

1. Du học nghề Đức có lương trợ cấp

Q1: Có phải du học nghề Đức được nhận lương không? Chương trình đào tạo nghề ở Đức đứng đầu thế giới phải không?

A1:

  • Đúng vậy, Đức được biết đến là trung tâm đào tạo nghề tốt nhất thế giới, và học viên được nhận lương trong quá trình học là có thật. Các bạn du học nghề Đức sẽ được đào tạo vừa lý thuyết kết hợp thực hành ở môi trường thực tế có thể làm việc sau khi ra trường như trực tiếp tại các cơ sở đào tạo, bệnh viện, viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc tại nhà, nhà máy,…
  • Người ta gọi là “Dual System” tức là vừa học lý thuyết và học thực hành ở những cơ sở đào tạo. Chính vì thế mà những du học sinh khi ra trường thường được nhận làm việc được ngay và ít khi bị thất nghiệp như sinh viên đi học đại học.

2. người Đức không học, tuyển học viên Việt Nam

Q2: Tại sao chính sách học nghề ở Đức tốt mà giới trẻ Đức không học mà đại đa số là các du học sinh đến từ các nước đang phát triển? Sự thật về du học nghề Đức này được lí giải thế nào?

2 9 Su That Ve Du Hoc Nghe DucA2:

  • Hàng năm, đều có một danh sách những nghề ưu tiên dành cho người nước ngoài được công bố và cho phép vào Đức để học tập và lao động nghề. Danh sách này được công bố từ bộ lao động liên bang Đức.
  • Đó là những ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại Đức, không có học sinh theo học hoặc không đủ học sinh theo học để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và nguồn nhân lực lao động cho xã hội. Những du học sinh học các nghề này sẽ được phép xin giấy phép cư trú để nhập học.
  • Lý do những nghề này không có người theo học bởi vì công việc rất vất vả, lương lại thấp. Theo lối sống của những người Đức “xịn”, theo luật pháp Đức quyền tối thiểu của họ là phải có cơm ăn, áo mặc, có nhà ở, và trẻ con phải được học hành. Tất cả các chi phí trên nhà nước đều chi trả hết. Còn nếu chọn đi làm những nghề trên, lương tính ra rất ít so với số tiền nhà nước trả khi họ ăn xã hội mà công việc lại rất vất vả, nên không ai muốn học.

3. Ngành học nào mức lương cao tại Đức

Q3: Nên chọn học ngành nào khi du học nghề Đức mà có mức lương cao?

3 9 Su That Ve Du Hoc Nghe Duc

Các ngành nghề tại Đức

A3:

  • Đa số lương học nghề của các ngành nghề rơi vào tầm 700-1000 Euro/tháng, nếu tiết kiệm cũng có thể đủ cho chi phí sinh hoạt tại Đức. Ở các thành phố lớn đắt đỏ và học viên du học nghề Đức không được trợ cấp ăn uống và nhà ở của cơ sở đào tạo thì thường là không đủ sống, cần phải tự bù thêm vào chi phí sinh hoạt từ 200€ đến 300€ một tháng (ví dụ lương ngành nấu ăn, ngành nhà hàng-khách sạn thường thấp). Trong những trường hợp này bạn cần phải mở một tài khoản phong toả.
  • Tuy nhiên, vẫn có những ngành nghề lương khá cao như nghề điều dưỡng chăm sóc người già lương 1100-1300€, nghề cơ khí-điện tử khoảng 800€, nghề lái tàu/ đường sắt khoảng 700€…cho năm học nghề đầu tiên và tăng lên trong những năm tiếp theo.

4. Có được chọn ngành học theo sở thích

Q4: Học sinh nước ngoài có được chọn học những ngành nghề khác ngoài danh sách các ngành nghề ưu tiên?

4 9 Su That Ve Du Hoc Nghe Duc

A4: Có. Đó là các ngành nghề đang cần nhân sự ở các tỉnh lẻ, thường rất xa trung tâm thành phố.  Tại những tỉnh nhỏ này thường rất ít người sinh sống, vì vậy sở ngoại kiều địa phương cũng khuyến khích cấp giấy phép cư trú dễ dàng hơn so với những thành phố lớn khác khi có người xin học tại đây. Vì đây cũng chính là nguồn thêmthu nhập cho ngân sách nhà nước để thúc đẩy nền kinh tế tại tỉnh này.

5. Thu nhập từ việc làm thêm tại Đức

Q5: Cơ hội làm thêm ở các tỉnh lẻ như thế nào?

A5: Thường sẽ rất ít cơ hội! Ở các tỉnh lẻ điều kiện di chuyển giao thông cũng khó khăn hơn, bạn không có điều kiện để lên các thành phố lớn hơn tìm việc làm vì việc đi lại chiếm khá nhiều thời gian, thường ở vùng nhỏ chỉ có xe buýt và các tuyến tàu cũng ít hơn ở các thành phố lớn. Ở trung tâm lớn các bạn có thể dễ dang kiếm được công việc làm thêm tại các nhà hàng người Việt, công việc theo thời vụ như đóng gói, đứng ở quầy tính tiền ở siêu thị hay tiệm bánh ngọt với mức lương từ 8-12€/giờ (chưa kể tiền tip :)). Các bạn học nghề tại Đức được phép làm thêm tối đa 450 Euro/tháng thì sẽ không bị đánh thuế.

6. Nên chọn học ở thành phố hay tỉnh lẻ

Q6: Nếu chọn một tỉnh lẻ nhỏ để học nghề nhằm tiết kiệm chi phí, sau đó chuyển qua thành phố lớn để làm việc thì có được hay không?

5 9 Su That Ve Du Hoc Nghe Duc

A6:

  • Giấy phép cư trú của một người đi du học nghề Đức luôn được cấp kèm với tên cơ sở đào tạo nơi bạn đăng kí du học nghề. Nếu hủy hợp đồng thì đồng nghĩa giấy phép cư trú của bạn sẽ hết hiệu lực ngay lập tức. Các bạn có ý định trên cần lưu ý thêm.
  • Nếu tìm được chỗ chuyển và được sở ngoại kiều và bộ lao động cấp phép bạn có thể chuyển. Lưu ý không phải nghề nào cũng có thể chuyển được và mỗi Sở ngoại kiều sẽ khó, dễ khác nhau.

7. Bị cho nghỉ học trong thời gian thử việc

Q7: Có trường hợp nào du học sinh bị chấm dứt hợp đồng học nghề không?

6 9 Su That Ve Du Hoc Nghe Duc

A7:

  • Câu trả lời là có! Hợp đồng học nghề với nơi dạy nghề theo quy định của pháp luật Đức, cũng là một hợp đồng lao động và được bảo đảm theo luật lao động của Đức.
  • Thời gian thử việc từ 4-6 tháng. Trong thời gian này nếu chất lượng của học viên quá kém không đáp ứng được cho việc học, cơ sở dạy nghề có quyền cắt hợp đồng bất cứ khi nào mà không cần phải nêu lý do (theo luật quy định).
  • Học viên việt nam thường bị chấm dứt hợp đồng trong thời gian thử việc với những lí do như sau: trình độ tiếng Đức quá kém, không tuân thủ qui tắc lao động của cơ sở đào tạo như thường xuyên đi làm trễ, không phù hợp với văn hoá làm việc của cơ sở đào tạo, điểm học tại trường quá thấp không đủ khả năng theo học tiếp,…

8. Ngành học có cơ hội định cư cao

Q8: Nếu chọn định cư lâu dài thì nên chọn ngành nghề nào để học?

7 9 Su That Ve Du Hoc Nghe Duc

Điều dưỡng Đức với chế độ định cư hấp dẫn

A8: Nếu bạn đang có dự định qua Đức du học để định cư lâu dài thì theo kinh nghiệm của các chuyên gia, các bạn du học sinh nên chọn một ngành nghề mà nước Đức đang cần nhân sự để học. Bởi vì bạn sẽ có những điểm lợi sau đây:

  • Bạn sẽ dễ dàng xin được việc làm khi ra trường. Với hợp đồng dài hạn, thu nhập ổn định bạn hoàn toàn xin được giấy phép cư trú hợp pháp trên nước Đức.
  • Bạn được bảo lãnh vợ/chồng cùng cư trú hợp pháp trên nước Đức.
  • Tiếng Đức của bạn sẽ giỏi hơn rất nhiều bởi bạn có được cơ hội va chạm công việc thực tế nhiều, giao tiếp với nhiều người. Đó là điểm rất cần thiết cho cuộc sống lâu dài của bạn trên nước Đức.
  • Hiện tại Đức đang thiếu nhân lực trầm trọng ở các ngành nghề: điều dưỡng, cơ khí-điện tử, xây dựng, giáo dục mầm non,…Các bạn có thể chọn một trong các ngành trên sẽ có lợi thế cơ hội việc làm sau khi Tốt nghiệp.

9 . Được phép bảo lãnh người thân

Q.9. Nếu bạn muốn sang Đức chủ yếu để lập gia đình hoặc xin nhận con thì phải làm thế nào?

8 9 Su That Ve Du Hoc Nghe Duc

Cuộc sống của những người nhập cư trái phép luôn trong tình trạng lo lắng vì bị phát hiện và bị trục suất về nước

A9:

  • Chi phí cho việc xin cưới giả hoăc nhận con ở Đức có chi phí khá cao, dao động từ 30.000-40.000 Euro đối với nữ và có thể lên đến 50.000 Euro đối với nam.
  • Khi thực hiện cách cưới giả thì bạn và người kia phải ở với nhau ít nhất 3 năm tại Đức. Sau đó bạn mới có thể ly dị và có thể gia hạn thẻ cư trú của bạn nếu  bản thân bạn có thu nhập ổn định và đủ điều kiện nhà ở.
  • Nếu trường hợp ly dị, thì bạn vẫn phải có trách nhiệm “nuôi ” người kia đến khi họ có vợ/chồng mới. Tức là nếu họ không đi làm, ăn xã hội… thì mọi chi phí của người kia bạn sẽ phải chi hết.
  • Nếu bạn qua Đức để nhận con nuôi, thì chi phí và trách nhiệm nuôi con bạn cũng sẽ phải chịu và có trách nhiệm nuôi con đến khi họ đi lấy vợ hoặc đi làm thì thôi.

Vậy nên cuộc sống của du học sinh du học nghề Đức không phải thiên đường như mọi người vẫn vẽ ra. Vì vậy khi du học Đức bạn phải hiểu và xác định rằng việc học nghề này là rất vất vả. Bạn cần phải có quyết tâm và nỗ lực rất lớn để có thể vượt qua nó.

Tất cả đó là cuộc thử thách rất cam go và đầy khó khăn nếu ai không chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tư suy, suy nghĩ, cùng đủ ý chí và nghị lực đủ lớn thì sẽ khó mà vượt qua. Giống như quy luật phát triển của tự nhiên vậy, không vượt qua được thì sẽ bị loại bỏ.

Những khó khăn khi bạn du học nghề ở Đức

Về rào cản ngôn ngữ là điều tất yếu khi bạn học tập trên nước Đức xa lạ. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần phải hết sức kiên trì, vững tâm và rèn luyện ngày qua ngày với cường độ cao và liên tục thì mới có thể đáp ứng được cho việc học.

Cách sống, cách làm việc cảu người Đức cũng tương đối khác với người Việt Nam. Họ có những điểm hay rất riêng, rất chuyên nghiệp để bạn có thể học hỏi và phát triển tốt nhất.

Tất cả khó khăn, rào cản cả tâm lý lẫn tài chính, hay tình hình thực tế đều diễn ra từng ngày từng giờ trên nước Đức. Con đường đi nào cũng cần có gai nhọn, trải qua khó khăn và chịu nhiều mất mát thì bạn mới có thể gặt hái được quả ngọt.

Vì vậy, hành trang quan trọng cho những bạn du học sinh chọn du học nghề Đức chính là sự ham học hỏi, sự tự tin, kiên trì theo đuổi đến cùng. Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt thì bạn sẽ vượt qua.

Chúc các bạn có được lựa chọn ngành nghề cho mình và thật thành công trong quãng thời gian du học Đức sắp tới!

Theo DU HỌC ĐỨC


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan