Dấu ấn đặc sắc trong văn hóa giao tiếp của người Đức

Dấu ấn đặc sắc trong văn hóa giao tiếp của người Đức

Đức vốn nổi tiếng là nước có văn hóa ứng xử văn minh, lịch thiêp. Họ rất chú trọng trong cách ứng xử của mình. Văn hóa ứng xử của người Đức như một thước đo để đánh giá về chuẩn mực của một cá nhân, hay một tập thể.

1 Dau An Dac Sac Trong Van Hoa Giao Tiep Cua Nguoi Duc

Nếu có ý định du học hay làm việc lâu dài thì hãy tìm hiểu tính cách của người Đức và một số quy tắc ứng xử cơ bản ở Đức để cư xử cho đúng mực nhé. Hãy cùng nhau điểm qua những đặc trưng “nhìn là biết ngay người Đức” nhé.

1. Văn hóa chào hỏi – xưng hô:

2 Dau An Dac Sac Trong Van Hoa Giao Tiep Cua Nguoi Duc

Khác với chào hỏi bắt tay củangười Châu Á thì người Đức có cách chào hỏi ôm – hôn. Trong giao tiếp hàng ngày, khi gặp nhau thì người đến sau sẽ chào người đến trước.

Hoặc người nhìn thấy bạn bè, người thân quen của mình trước sẽ lên tiếng chào trước. Còn trong hợp tác kinh doanh thì người Đức sẽ chào theo sự quen biết và cấp bậc: Những người đã quen sẽ chào trước, sau đó người cấp bậc thấp hơn sẽ giới thiệu những người đi cùng với mình, sau đó sẽ đến lượt giới thiệu của người có cấp bậc cao hơn.

Sau khi tất cả đã làm quen thì mới bắt tay và nhìn thẳng vào nhau khi bắt tay. Khi mọi người đã biết tên và chức danh đầy đủ thì mới bắt tay nhau. Người Đức thường bắt tay khá nhanh gọn, nhẹ nhàng và mắt nhìn thẳng đối phương.

2. Văn hóa ứng xử của người Đức

Nếu như “Ladies First” được áp dụng rộng rãi tại Mỹ thì ở Đức, điều này chỉ được áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Còn trong quan hệ công việc, đối tác, kinh doanh thì người có cấp bậc thấp hơn thường sẽ “ưu tiên” cho người có cấp bậc cao hơn mình. Tại Đức, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một cô gái xinh đẹp mở cửa hay kéo ghế ngồi cho một quý ông, đây là điều rất đỗi bình thường.

Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện. Không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát.

3. Lời khen

Người Đức không “kiệm” lời khen. Tuy nhiên họ rất biết cách tiết chế để lời khen đó không quá… giả tạo hay thô thiển. Bên cạnh đó, họ cũng tối kỵ những lời khen hay bình luận về diện mạo, trang phục… Ở Đức, nếu muốn tán dương một ai đó thì chỉ nên đề cập tới thành tích, ưu điểm tính cách và tinh thần hợp tác của họ…

4. Văn hóa dự tiệc của người Đức

3 Dau An Dac Sac Trong Van Hoa Giao Tiep Cua Nguoi Duc

Văn hóa dự tiệc của người Đức được xem là rất cầu kỳ. Dưới đây là những lưu ý bạn bắt buộc phải nhớ khi được mời dự tiệc ở Đức:

Người Đức đề cao tính đúng giờ. Vì thế khi được mời dự tiệc, bạn nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn một chút. Nếu có việc bất khả kháng, bạn nhất thiết phải gọi để thông báo và giải thích cặn kẽ lý do.

Khi vào bàn tiệc, bạn không nên tùy tiện ngồi xuống bàn nếu chưa được mời. Khi ngồi cũng lưu ý chỉ được ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp, không tùy tiện thay đổi chỗ ngồi.

Thực chất những phép tắc trên bàn ăn của Người Đức không khó lắm. Chỉ cần bạn biết và chú ý một số quy tắc đơn giản sau:

  • Khi vào bàn tiệc, nếu chưa được mời, bạn không nên ngồi xuống bàn
  • Khi được mời ngồi, bạn nên ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp.
  • Bạn cũng cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn. Không được dùng bữa khi chủ bữa tiệc chưa có lời mời.
  • Tuyệt đối không được đặt khuỷu tay lên bàn tiệc khi mọi người đang ăn uống.
  • Luôn đặt nĩa bên trái và dao bên phải.
  • Tuyệt đối không đặt khuỷu tay lên bàn tiệc trong khi mọi người đang ăn uống.
  • Hãy cố dùng hết số thức ăn trong đĩa của bạn. Đừng bỏ dở vì ở Đức bạn cũng sẽ bị đánh giá là bất lịch sự hay kém tinh tế.
  • Trong mọi bữa tiệc, hãy để chủ tiệc nâng ly trước.
  • Khi dùng bữa xong, bữa hãy đặt nĩa và dao song song bên phải của đĩa ăn, nĩa đặt hơi chếch cao hơn dao 1 tý. Đây là dấu hiệu để người phục vụ biết rằng bạn đã dùng xong bữa.
  • Sau bất cứ buổi tiệc nào, bạn đều nên gửi thư để bày tỏ lòng cảm ơn

Người Đức khá “khắt khe” trong các nguyên tắc tiệc tùng.

5. Cách ứng xử qua điện thoại

Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”.

Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.

6. Trao danh thiếp

4 Dau An Dac Sac Trong Van Hoa Giao Tiep Cua Nguoi Duc

Người Đức cầu kỳ cả trong việc trao danh thiếp khi gặp gỡ đối tác hoặc trong các bữa tiệc. Thường thì khách mời sẽ là người trao danh thiếp đầu tiên. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Trong trường hợp chưa hoặc không rõ thứ tự cấp bậc thì sẽ trao cho người ở bên cạnh mình trước.

Người nhận danh thiếp phải xem qua trước khi cất đi nếu không muốn bị cho là bất lịch sự.

7. Khu vực riêng tư

Người Đức sẽ rất khó chịu nếu ai đó “xâm phạm” khu vực riêng tư của họ nên bạn cần lưu ý điều này. Khi đứng trò chuyện với đồng nghiệp, đối tác, bạn nên đứng cách 1m nếu chỉ có 2 người, hoặc 1 – 2m nếu đứng thành nhóm. Khoảng cách khoảng 50 – 60cm chỉ dành cho bạn bè thân thiết.

Hãy lưu ý đến “khu vực riêng tư”của người Đức.


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan