Luật ở Đức: Ai được phép mở cửa kinh doanh ngày lễ, chủ nhật?

Luật pháp Đức quy định như thế nào về việc kinh doanh vào ngày lễ, chủ nhật? Ai được phép kinh doanh vào những ngày này? Nếu vi phạm, người kinh doanh sẽ bị xử lí ra sao?

 

Quy định chung ở Đức

Ở Đức, các cửa hàng sẽ được phép kinh doanh TỐI ĐA 4 ngày Chủ nhật/ Ngày lễ trong một năm, với thời gian trong khoảng từ 13h đến 18h.

Mỗi Tiểu bang ở Đức sẽ có quy định riêng về số ngày được phép kinh doanh.

Ai được phép kinh doanh vào ngày Chủ Nhật?

Theo luật Đức, chủ nhật và ngày lễ là ngày yên tĩnh và người lao động không được phép làm việc. Thời gian tính từ 0 giờ đến 24 giờ.

Ngoại trừ các lĩnh vực sau:

  • Cảnh sát, Cơ quan an ninh
  • Bệnh viện
  • Feuerwehr
  • Nhà hàng/ Restaurant
  • Khách sạn/ Hotel
  • Trung tâm giải trí: rạp chiếu phim, nhà hát,
  • Tổ chức sự kiện- văn hóa: Viện bảo tàng, hòa nhạc, hội chợ, chợ, lễ hội;
  • Truyền thông, phát thanh, thể thao-giải trí
  • Giao thông công cộng: Bus, tàu hỏa, tàu điện
  • Dịch vụ Taxi
  • Công ty điện, nước, Gas, vệ sinh, bảo trì máy móc

open 1309682 640

Một số cửa hàng được phép mở cửa vào Chủ nhật như:

  • Hiệu thuốc: Thời gian mở cửa được phép cả ngày
  • Kios: Được mở chỉ từ 11 đến 13 giờ
  • Trạm bán xăng: Thời gian mở cửa được phép cả ngày
  • Các cửa hàng trong nhà ga, sân bay, cảng, khu du lịch, nghỉ dưỡng, trạm dừng trên đường cao tốc
  • Cửa hàng hoa
  • Cửa hàng bánh mỳ, bánh ngọt

Nếu các cửa hàng vi phạm quy định về ngày mở cửa hay mở cửa quá giờ được phép, chủ cửa hàng sẽ bị phạt từ 500€ đến 5.000€, tùy theo mức độ.

Xin mở cửa hàng vào ngày lễ hay ngày chủ nhật ở đâu?

Nếu muốn kinh doanh ở Đức vào ngày lễ, chủ nhật, người kinh doanh có thể làm đơn xin tại: Gewerbeamt, Stadtverwaltung hay Ordnungsamt.

Giấy phép này thường có giá trị cho 01 năm.

 

©Khánh Linh

NUOCDUC.INFO

 

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan