Khi nào sẽ được nhận Tiền bảo trợ của vợ hoặc chồng cũ sau khi ly hôn tại Đức?

Ly hôn tại Đức chưa hẳn là hết trách nhiệm với nhau . Khi một cuộc hôn thất bại dẫn tới chia tay thì cả hai bên thường phải đối mặt với vấn đề tài chính. 

 

Những hậu quả kinht tế của một cuộc ly hôn có thể đẩy người vợ hoặc chồng vào cảnh suy sụp tài chính. Chính vì điều này mà có quy định về tiền bảo trợ trong thời gian ly hôn.

Khi nào sẽ được nhận Tiền bảo trợ của vợ hoặc chồng cũ sau khi ly hôn tại Đức? - 0

Tiền bảo trợ là gì?

Cả người vợ và chồng đều có nghĩa vụ chung là đóng góp tài chính để đảm bảo cuộc sống của gia đình.

Khi một đôi vợ chồng muốn chia tay nhau thì họ buộc phải sống ly thân ít nhất một năm cho tới khi có quyết định ly dị. Trong thời gian này thì người có khả năng kinh tế kém hơn có quyền yêu cầu tiền trợ cấp bảo trợ từ phía bên kia, đó chính là tiền trợ cấp khi chia tay.

Vì lý do cả hai bên nên có cơ sở tài chính như trước kia trong thời gian còn chung sống chung.

Ai có quyền nhận tiền bảo trợ trong thời gian ly thân?

Quan trong ở đây là hai bên sống ly thân. Quyền nhận bảo trợ cũng dành cho trường hợp phải chăm sóc nuôi con cái hoặc trong trường hợp ốm đau. Lý do chia tay, hay ai là người gây lỗi dẫn tới việc ly dị không liên quan tới vấn đề tiền bảo trợ.

Tiền bảo trợ được dựa trên nguyên tắc nhu cầu hỗ trợ, bên nào có khả năng tài chính thấp hơn, tiền lương không đủ cho cuộc sống thì họ có quyền được yêu cầu nhận tiền bảo trợ.

Điều đó có nghĩa là những ai có thu nhập kém, thấp nghiệp và không có tài sản có giá trị nào sẽ có quyền đòi tiền bảo trợ khi người vợ hay chồng cũ có khả năng tài chính cao và có khả năng chi trả.

Khi nào thì coi là „có khả năng chi trả“?

Luật pháp quy định người phải trả tiền bảo trợ là những người có khả năng kinh tế và chi trả cho người khác ngoài chi phí nuôi bản thân mình. Mức tiền bảo trợ phụ thuộc vào mức lương thu nhập. Nếu người phải chi trả tiền bảo trợ không thực hiện nghĩa vụ của mình và cũng không có lý do chính đáng cho điều này, ví dụ như người chồng/vợ tự nghỉ việc trở thành người thất nghiệp thì việc tính tiền bảo trợ vẫn được dựa trên cơ sở mức tiền lương kiếm được trước kia của anh/chị  ta.

Người được nhận bảo trợ chỉ cần đưa tay nhận tiền?

Không, người này cũng phải hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nếu người nhận bảo trợ có công ăn việc làm thì sẽ vẫn phải tiếp tục đi làm. Người nhận bảo trợ cũng phải tự dùng tiền lương của mình để chi trả cho chi phí sinh hoạt của mình. Điều này bao gồm cả khoản tiền dành cho giáng sinh và nghỉ phép (Urlaubs- und Weihnachtsgeld).

Nếu người nhận bảo trợ mất việc thì anh ta phải tự tìm kiếm công việc mới.

Nếu trong thời gian hôn nhân người nhận bảo trợ không đi làm thì trong thời gian ly thân chia tay người này không có nghĩa vụ phải đi làm.

Người có nghĩa vụ trả tiền bảo trợ, được phép giữ lại khoản mình cần để chị trả cho chi phí sinh hoạt riêng của mình.

Theo bảng tính Düsseldorf (cho năm 2015) thì khoản người trả bảo trợ được giữ lại cho chi phí sinh hoạt cá nhân của mình là 1200 Euro.

Trong đó bao gồm tiền thuê nhà cộng tiền phụ phí tổng cộng có thể lên tới 430 Euro.

Mức tiền bảo trợ sẽ được tính như thế nào?

Nó phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, về nguyên tắc thì mỗi bên vợ hoặc chồng có quyền được nhận một nửa số tiền thu nhập chung của hai vợ chồng trong thời gian còn chung sống với nhau.

Nếu người nhận trợ cấp không có có thu nhập thì người này sẽ được nhận mức tiền bảo trợ là 3/7 tổng số tiền lương cầm tay của người vợ hoặc chồng có thu nhập.

Thời gian trả tiền bảo trợ kéo dài bao lâu?

Về cơ bản là thì tiền bảo trợ cần phải trả cho tới khi có quyết định ly hôn chính thức. Nó không phụ thuộc vào việc thời gian xử ly dị kéo dài bao lâu.

Chừng nào hai vợ chồng sống ly thân thì sẽ có mức tiền bảo trợ.

Tuy nhiên việc trả tiền bảo trợ có thể được kết thúc trước khi có quyết định ly hôn chính thức, khi người nhận tiền bảo trợ tự có khả năng kiếm tiền chi trả chi phí sinh hoạt của mình.

 

Nguồn: Đặng Hà Ngọc Mai/THOIBAO


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan