6 câu hỏi thường gặp về người tị nạn ở Đức

6 câu hỏi thường gặp về người tị nạn ở Đức

Không vấn đề chính trị nào ở Đức lại thu hút sự quan tâm của thế giới như vấn đề người tị nạn.

Trong bài báo này, chúng tôi xin trả lời 6 câu hỏi thường gặp nhất.

132 1 6 Cau Hoi Thuong Gap Ve Nguoi Ti Nan O Duc

Nguồn ảnh: DPA 

Có bao nhiêu người tị nạn ở Đức?

Từ năm 2011, năm mà làn sóng người tị nạn Arab làm rung động rất nhiều nước Đông Âu, đã có khoảng 1.6 triệu người đã xin được tị nạn tại Đức. Chính xác mà nói, 1.55 triệu đơn xin nhập cảnh đã được gửi trong giai đoạn 2011- 2016, hơn nửa trong số đó được gửi trong giai đoạn 2015 – 2016. 

132 2 6 Cau Hoi Thuong Gap Ve Nguoi Ti Nan O Duc

Phân tích số đơn xin tị nạn

Không phải tất cả mọi người đều được phép nhập cảnh, trong năm 2017, gần 39% số đơn bị bác bỏ.

Theo Viện Nghiên cứu Lao động, 600.000 người đang sống ở Đức trong sự bảo hộ từ quốc gia này. Hai phần ba trong số đó được bảo trợ hoàn toàn, số dân tị nạn còn lại nhận được một phần trợ giúp từ chính phủ.

Câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Theo các báo cáo, phần lớn số người bị từ chối nhập cư vẫn ở lại Đức. Số liệu cuối năm ngoái cho thấy nước Đức đang là nơi lánh nạn của 556.499 người, mặc dù họ hoàn toàn không được cấp phép. Trong 5 người “tị nạn chui” thì có tới 4 người đã ở Đức ít nhất là 6 năm.  

Người tị nạn đến với Đức có phải vì lý do kinh tế?

Mặc dù bên cánh tả gọi những người tị nạn từ các nước đang phát triển là Wirtschaftsflüchtlinge (Dân tị nạn kinh tế), luật pháp Đức không công nhận nghèo đói là lý do xin tị nạn.

Số liệu về các đơn tị nạn chỉ ra rằng phần lớn yêu cầu nhập cảnh trong năm 2016 xuất phát từ các quốc gia đang có nội chiến. Năm ngoái, 50.2% đơn xin tị nạn (362.000 đơn) là của công dân Syria và Iraq.

Cơ quan CIA ước tính có đến 4.1 triệu người Iraq đã bị mất nhà cửa do chiến tranh giữa các cộng đồng dân tộc trong nước. Ở Syria, Liên Hợp Quốc cho biết nội chiến đã gây ra cái chết cho khoảng 400.000 người.

132 3 6 Cau Hoi Thuong Gap Ve Nguoi Ti Nan O Duc

Nội chiến ở các quốc gia Trung Đông

Tỉ lệ lớn đơn xin tị nạn trong năm 2016 cũng được gửi từ công dân của Afghanistan (17,6%), Iran (3.7%) và Eritrea (2.6%). Ngay sau khi số liệu được công bố, Mỹ đã lên tiếng chỉ trích hoạt động thực thi nhân quyền tại các quốc gia này.

Tuy nhiên, một số bằng chứng chỉ ra rằng rất nhiều người đã nói dối về lý do rời bỏ quê hương, ví dụ như trường hợp một người đàn ông sau khi phạm tội giết người đã nói với chính quyền Đức rằng cha anh ta chết trong cuộc chiến chống lại phiến quan Taliban. Công tố viên điều tra ra được cha của người đàn ông đó vẫn còn sống mạnh khỏe ở Iran.

Chính quyền Đức có thể lường trước được tình huống trên, dó đó, họ đã giành nhiều thời gian hơn để cân nhắc hồ sơ xin tị nạn của những người đến từ các nước không có nội chiến. Công dân của Syria phải đợi tới 4 tháng để được chấp thuận, trong khi đó, công dân Eritrea phải đợi 9 tháng còn công dân Iran phải đợi tớ 15 tháng.

 

Tuy nhiên, khả năng nhìn nhận và phát hiện các vụ lừa đảo của chính phủ Đức thực sự phải được xem xét lại sau vụ lùm xùm đầu năm nay. Một binh sĩ Đức đã bị bắt vì dàn dựng và vu oan cho một người tị nạn, sau đó, anh ta bị phát hiện là giả danh một người Syria để xin viện trợ và đã thực sự nhận được trợ cấp, mặc dù người đàn ông này một chữ Ả-rập bẻ đôi cũng không biết.   

Văn phòng Di trú và Tị nạn liên bang không cho công bố thông tin về số đơn xin tị nạn, song 39% đơn bị từ chối đồng nghĩa với việc cứ 10 người tới Đức thì 4 người không phải dân tị nạn thực sự.

Chính phủ Đức đang chi tiêu cho dân tị nạn nhiều hơn là cho công dân của mình?

Năm 2015, Đức chi khoảng 16 tỉ Euro cho vấn đề tị nạn, tương đương 0.5% GDP. Con số này lớn hơn con số Mỹ chi cho dân tị nạn trong cùng năm rất nhiều (0.1% GDP), song vấn ít hơn 1.35% GDP Thụy Điển bỏ ra cho vấn đề này.  

Năm ngoái, chính quyền liên bang đã đồng ý cấp thêm 8 tỉ Euro/ bang cho tất cả 16 bang đến năm 2018 để giải quyết vấn đề tị nạn.

Đây rõ ràng là một con số rất lớn và người dân thực sự bức xúc vì nhiều năm trời các dịch vụ công đều không được đầu tư thỏa đáng nhưng dân tị nạn lại nhận được liền một lúc con số trợ cấp đáng ngạc nhiên.

Về phúc lợi xã hội, dân tị nạn nhận được nhiều mức trợ cấp khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng người. Tuy nhiên, chính phủ khẳng định không bao giờ dân tị nạn được đặt trên công dân Đức.

Lúc đầu, khi dân tị nạn đến Đức, họ được nhận một khoản phí “đủ cho những nhu cầu cơ bản”. Chính quyền địa phương có thể tự quyết loại hình trợ giúp cho người dân tị nạn, đó có thể là đồ ăn, quần áo hoặc một món tiền nhỏ.

Người dân sống trong trại tị nạn cũng được trợ cấp một khoản “nho nhỏ”. Mỗi tháng, một người lớn nhận được 135 Euro, một cặp đôi nhận 122 Euro/người. Nhà có trẻ con được trợ cấp thêm từ 79-83 Euro, tùy vào độ tuổi của đứa bé.

Tất cả những chi phí đó đều thấp hơn mức sống cơ bản của công dân Đức. Một người Đức thất nghiệp được hỗ trợ 409 Euro một tháng, đó còn là mức phúc lợi xã hội nhỏ nhất. Những gia đình có con nhỏ sẽ nhận thêm ít nhất là 192 Euro/ tháng.

Trong trường hợp một người nhập cư có thể sống độc lập, người đó sẽ được hưởng mức phúc lợi như một công dân bản địa.

Người dân tị nạn có khả năng tham gia vào thị trường việc làm hay không?

Một khảo sát trên 70% số dân nhập cư cho thấy trình độ học vấn của họ rất khác nhau, tùy thuộc vào quốc gia. Ba phần tư người Syria đến Đức đều có ít nhất bằng trung học, trong khi đó, hơn một nửa số người từ Afghanistan chỉ học hết tiểu học là cùng.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng dân tị nạn ở Châu Âu khó tìm việc hơn dân bản địa. Báo cáo năm 2014 có thể hiện rõ tỉ lệ việc làm của người dân nhập cư ít hơn dân bản địa tới 20%, so sánh cùng trình độ học vấn.

Văn phòng tư vấn việc làm cho biết “kĩ năng ngôn ngữ kém và không được đào tạo bài bản là những nhân tố chính khiến người tị nạn khó tìm được việc làm”, tình trạng này chỉ có thể được khắc phục bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ.

132 4 6 Cau Hoi Thuong Gap Ve Nguoi Ti Nan O Duc

Những người nhập cư phải thực sự cố gắng để có một công việc ổn định

Tin vui là tỉ lệ người tị nạn thất nghiệp đã giảm xuống 7.4% trong một năm (mặc dù phần lớn trong số họ lựa chọn đi học thêm hơn là đi làm).

Chủ sử dụng lao động người Đức thuê người tị nạn đã rất hài lòng với kết quả công việc. Một khảo sát đầu năm nay chỉ ra rằng 80% trong số 2000 người sử dụng lao động cảm thấy hài lòng khi thuê nhân công là người tị nạn.  

Bên cạnh đó, những người tị nạn cũng bày tỏ mong muốn có một công việc. 80% nam giới và 60% nữ giới khẳng định họ “muốn được làm việc”.

Liệu người tị nạn có ở Đức mãi mãi?

Khảo sát tiến hành năm 2015 cho thấy 85% số người được hỏi mong muốn được ở lại mãi. Người Afghanistan và Iraq là hai nhóm người  lựa chọn câu trả lời này nhiều nhất, người Syria thường nói họ không chắc sẽ làm gì trong tương lai.

Thế nhưng quyền được lưu trú mãi mãi không chỉ phụ thuộc vào mong ước của họ. Luật Hội nhập được thông qua năm 2016 thắt chặt quy định cho các trường hợp định cư. Nếu người tị nạn có trình độ tiếng Đức A2 và có thể tự trang trải cho cuộc sống bản thân thì họ có thể được định cư trong vòng 5 năm tại Đức.

Tình huống trở nên khó khăn với những người nhận trợ cấp. Họ chỉ được ở lại tỏng vòng 1 năm và được gia hạn lưu trú nhiều nhất trong vòng 2 năm.

Cho dù luật pháp là như vậy, Đức chỉ trục xuất một phần nhỏ những người bị từ chối tị nạn. Số liệu năm ngoái có đề cập tới vấn đề hơn nửa triệu người vẫn đang “ở chui” ngay khi yêu cầu tị nạn của họ đã bị bác bỏ. Một nửa trong số này còn được cấp quyền cư trú không giới hạn.

Cho phép các gia đình đoàn tụ sẽ làm tăng số người nhập cư một cách đáng kể?

Những câu hỏi như liệu có nên cho phép 200.000 người tị nạn sống nhờ trợ cấp đoàn tụ cùng gia đình (Familiennachzug ) hay không vẫn là một vấn đề nan giải và cản trở công cuộc xây dựng chính phủ Đức mùa thu này.  

Theo tình hình hiện nay, nhóm người này không có quyền mang gia đình đến Đức. Song chính sách trên sẽ được xem xét lại vào tháng ba. Đảng Xanh tuyên bố người tị nạn có quyền đoàn tụ với gia đình nhưng Đảng Xã hội Thiên Chúa giáo bảo thủ lại kịch liệt phản đối. Họ e ngại rằng vấn đề này sẽ gây áp lực lớn lên công tác trợ cấp. 

Trên thực tế, một nghiên cứu đã khẳng định rằng cho phép các gia đình đoàn tụ sẽ không quá ảnh hưởng đến tình hình hiện tại vì phần lớn người tị nạn là người độc thân hoặc đang sống cùng gia đình tại Đức, vì vậy, con số tăng lên ước tính chỉ vào khoảng 50.000 đến 60.000 người.

Hồng Anh - Tạp chí NƯỚC ĐỨC


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan