Vào ban đêm có 2 giờ tốt nhất để chăm sóc sức khỏe, nếu bạn làm 3 việc sẽ tăng cơ hội trường thọ

Vào ban đêm có 2 giờ tốt nhất để chăm sóc sức khỏe, nếu bạn làm 3 việc sẽ tăng cơ hội trường thọ

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, những người sống trăm tuổi thường có chung một điểm là đi ngủ vào khung giờ này.

Nếu được hỏi thời điểm nào trong ngày là tốt nhất để giữ gìn sức khỏe, nhiều người sẽ buột miệng nói ngay là "buổi sáng". Nhưng thực tế, vào buổi tối cũng có 2 giờ rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe, đó là từ 21h-23h. Nếu một người ngủ sâu trong giờ 21h-23h thì hàng trăm kinh mạch có thể nghỉ ngơi và tái sinh, điều này rất có lợi cho sức khỏe.

Thế nhưng, con người hiện đại lại sống với nhịp sống hối hả và có đời sống giải trí vô cùng phong phú. Trong khoảng thời gian từ 21h-23h, chưa nói đến việc chăm sóc sức khỏe, cuộc sống về đêm của họ có khi còn chưa bắt đầu. Như thế thật là lãng phí khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để chăm sóc cơ thể.

Không những thế, nhiều người còn làm những việc không phù hợp trong khoảng thời gian này khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Điển hình nhất là những việc như sau:

1. Chơi điện thoại di động

Chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ dường như đã là một thói quen cố hữu đã khắc sâu vào tâm trí con người hiện đại. Hầu hết đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ. 

1 Vao Ban Dem Co 2 Gio Tot Nhat De Cham Soc Suc Khoe Neu Ban Lam 3 Viec Se Tang Co Hoi Truong Tho

Tuy nhiên, ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại di động sẽ làm giảm 22% melatonin, khiến con người không thể đi vào giấc ngủ sâu. Vì vậy, không nên chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ và nên để điện thoại di động xa giường sau 21h.

2. Ăn đêm

Ăn đồ ăn khuya trước khi đi ngủ sẽ làm tăng tiết axit dạ dày, tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ dẫn đến chứng khó tiêu, béo phì. Vì vậy, nếu bạn không thực sự đói trước khi đi ngủ thì nên tránh ăn từ sau 21h.

3. Vận động mạnh mẽ

Ngủ là thời gian để nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh như chạy bộ, chơi bóng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Nếu không, não sẽ luôn trong trạng thái phấn khích khiến cơ thể con người khó đi vào trạng thái ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, nhiều người được khuyên nên uống nước trước khi đi ngủ để giảm độ nhớt của mạch máu. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, bạn thường phải thức dậy lúc nửa đêm để đi vệ sinh. Điều này đương nhiên sẽ cản trở giấc ngủ của bạn. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ còn dễ gây ra phù nề.

Vì vậy, hãy uống nước trước khi đi ngủ để duy trì sức khỏe và lượng nước uống nên được kiểm soát trong phạm vi 100ml.

Trong khung giờ 21h-23h, nên làm ba việc để giữ gìn sức khỏe

Mặc dù Đông y cho rằng giờ 21h-23h là khoảng thời gian tốt nhất để duy trì sức khỏe nhưng cũng có thể chia thành hai giai đoạn khác nhau.

Từ 21h-22h, bạn có thể thực hiện các hoạt động yên tĩnh và nhẹ nhàng, chẳng hạn như tập yoga trước khi đi ngủ, để thư giãn cơ thể lẫn tâm trí cũng như chuẩn bị cho cơ thể đi vào giấc ngủ.

Nên đi ngủ vào khoảng thời gian từ 22h-23h để dễ buồn ngủ. Tốt nhất là bạn nên ngủ trước 23h.

Để có thể dễ ngủ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất, bạn có thể làm 3 việc sau:

- Ngâm chân: Ngâm chân trước khi đi ngủ có tác dụng thư giãn toàn thân, làm ấm cơ thể, giúp dễ ngủ và giúp đại tiện vào ngày hôm sau. Bạn có thể dùng nước ấm để ngâm chân hoặc mua thêm sản phẩm ngâm chân để tăng cường tác dụng.

- Chải tóc bằng tay: Trong massage y học cổ truyền Trung Quốc gọi việc chải tóc bằng tay là "ngũ kinh". Dùng ngón tay làm lược để xoa bóp da đầu hơn ba phút trước khi đi đi ngủ có thể cải thiện lưu thông máu trong đầu rất tốt, có lợi cho giấc ngủ của bạn.

- Đánh sau lưng (đập lưng): Từ góc độ của y học cổ truyền Trung Quốc, đập lưng có thể khai thông một số huyệt, thông kinh lạc, kinh bàng quang, kinh ruột già và ruột non... Nhờ đó bảo vệ các cơ quan nội tạng. Hai tay chắp sau lưng, đánh nhẹ nhàng dọc theo lưng từ trên xuống dưới.

Điều quan trọng nhất là phải nắm bắt được hai giờ vàng mỗi ngày. Mỗi khung giờ bị lãng phí đều có thể là cánh cửa bí mật dẫn đến tuổi thọ.

Theo Tổ Quốc


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan