"Đa ngôn ngữ là một sự làm giàu, chứ không phải là một sự thiếu hụt”

Nhiều năm trước, khi tôi nói chuyện với con trai tôi ở sân chơi Berlin, bằng tiếng Anh bản xứ của tôi. Một phụ nữ lớn tuổi ngồi ở một băng ghế bên cạnh đã nói với tôi bằng tiếng Đức: "Bạn nên nói chuyện với cậu bé bằng tiếng Đức, nếu không cậu bé sẽ bối rối."

Có một thời gian quan niệm song ngữ đã bị nghi ngờ. Nhưng các chuyên gia chỉ ra nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho trẻ em lớn lên cùng nhiều ngôn ngữ.

Tuy nhiên, sự thực lại không phải như vậy. Các chuyên gia ngôn ngữ đồng ý rằng trẻ em có khả năng học nhiều hơn một ngôn ngữ mà không bị lẫn lộn - đây là một trong những kết luận đầu tiên trong một nghiên cứu của Đại học Florida Atlantic về đa ngôn ngữ trong phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Đa ngôn ngữ là một sự làm giàu, chứ không phải là một sự thiếu hụt” - 0

Hình ảnh minh họa

Một kết luận khác từ nghiên cứu này cho rằng cha mẹ nhập cư không nên đắn đo khi nói với trẻ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

"Trẻ em trong gia đình nhập cư có thể nói tiếng mẹ đẻ của cha mẹ họ thường có mối quan hệ gia đình tốt hơn và mang bản sắc dân tộc tốt hơn. Các mối quan hệ gia đình tốt và bản sắc dân tộc mạnh mẽ có liên quan đến những kết quả mong muốn khác”.

Bà Claudia Maria Riehl, giám đốc Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ nước ngoài của Đức tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich, nói với Viện Goethe trong một cuộc phỏng vấn rằng "Đa văn hoá không phải là thâm hụt, đó là một sự làm giàu".

Ellen Bialystok, một nhà thần kinh học, người đã dành gần 40 năm nghiên cứu tác động của song ngữ lên não, gọi việc song ngữ là "tập thể dục trong não".


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan