4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày đến vài tháng

4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày đến vài tháng

4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày đến vài tháng là: nhức đầu dữ dội, mất thị lực, khuôn mặt mất cân đối, cử động khó khăn.

Đột quỵ, tên gọi khác là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu không lưu thông ảnh hưởng đến vùng não. Đột quỵ xảy ra sau khi tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu và gây ra cái chết của các tế bào thần kinh. Điều này khiến các tế bào bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để thực hiện các chức năng. Dưới đây là 4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày đến vài tháng bạn không nên bỏ qua.

4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ trước

- Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Lúc này bạn có thể khuyên bệnh nhân cười và quan sát.

- Đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Người chăm sóc hãy nói bệnh nhân giơ tay lên và so sánh. Nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.

- Đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân không yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường.

- Đột ngột mất thị lực: Mờ mắt, nhìn không rõ.

1 4 Dau Hieu Canh Bao Con Dot Quy Truoc 1 Tuan 30 Ngay Den Vai Thang

Nên làm gì nếu xuất hiện dấu hiệu đột quỵ?

Khi phát hiện một trong 4 dấu hiệu đột quỵ nêu trên hay nghi ngờ bị đột quỵ, người nhà cần bình tĩnh và gọi ngay cho xe cấp cứu. Mỗi phút trôi qua với bệnh nhân đột quỵ đều quan trọng.

Ước tính 2 triệu tế bào thần kinh bị phá hủy mỗi phút trong quá trình hình thành nhồi máu não. Vì thế, sự trợ giúp y tế càng bị trì hoãn lâu, số lượng tế bào bị ảnh hưởng càng nhiều và nguy cơ tử vong càng tăng. Về lâu dài, nạn nhân còn có thể bị di chứng chức năng đáng kể, đôi khi không thể phục hồi.

Lưu ý, bạn vẫn phải gọi cấp cứu kể cả khi các triệu chứng có xu hướng thoái lui hoặc biến mất, bởi khả năng cao trong trường hợp này, người bệnh bị thiếu máu não thoáng qua (TIA), 10 đến 20% bệnh nhân TIA bị đột quỵ trong những tháng tiếp theo.

Cần làm gì khi bị đột quỵ nhẹ?

Với trường hợp đột quỵ nhẹ khi vào phòng cấp cứu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán rất nhanh. Chỉ trong 3 phút, chúng ta phải trả lời được người đó có dấu hiệu đột quỵ thực sự hay không. Với những phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chụp CT, MRI, việc chẩn đoán bệnh khá đơn giản. Sau đó bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm xét nghiệm ngay lập tức chẳng hạn như siêu âm tim, đo điện tim, xét nghiệm máu…

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ cho người bệnh. Nếu phát hiện người này bị tắc nghẽn mạch máu não, việc tiêm thuốc tan cục máu đông sẽ được thực hiện trong 4,5 giờ đầu, vì đây là giới hạn dài nhất, cũng là giới hạn cuối cùng của lằn ranh. Nếu đã là 5 tiềng đồng hồ thì sẽ không tiêm thuốc tan máu đông nữa.

Các chuyên gia lưu ý, nếu chúng ta tiết kiệm 1 phút, người bệnh sẽ tiết kiệm được 2 triệu tế bào thần kinh. Còn nếu chúng ta chần chừ, nó sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và để lại di chứng nặng nề.

Không thể phòng ngừa hay ngăn chặn đột quỵ hoàn toàn, bởi đột quỵ còn liên quan đến nhiều yếu tố như lối sống (có hay uống bia rượu, hút thuốc hay không), tiền sử bệnh (mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường…). Đặc biệt là những người trên 50 tuổi, hệ mạch máu bước vào giai đoạn lão hóa nên cần thay đổi càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ cao, rất cao thành thấp.

Trên đây là 4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày đến vài tháng. Hãy cẩn thận nếu cơ thể bất ngờ có những dấu hiệu này nhé.

Theo VTC


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan