Người Đức và tình yêu âm nhạc

Trong suốt nhiều thế kỷ, nước Đức là cái nôi âm nhạc, nghệ thuật với hàng loạt những tên tuổi nổi tiếng, những nhà hát cổ xưa trải dài trên khắp đất nước cùng những nhạc cụ âm nhạc vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Tất cả những điều này đều xuất phát từ tình yêu âm nhạc của người Đức.

Người Đức rất mê âm nhạc

Đó là điều đã được chứng mình, khẳng định và công nhận. Người Đức là một trong những người yêu âm nhạc nhất thế giới, đối với họ âm nhạc là cuộc sống. Người Đức rất đam mê âm nhạc, thơ ca và kịch nghệ. Mỗi thành phố dù nhỏ đều có một nhà hát kịch hay nhà hát Opera, có một đoàn kịch của riêng mình, một dàn nhạc hay những nhóm nhạc nhỏ, và có thể cả một dàn hợp xướng nữa. Âm nhạc và ca hát đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động xã hội và các ngày lễ của đất nước.

Người Đức và tình yêu âm nhạc - 0

Người Đức rất yêu âm nhạc

Với con số ấn tượng là 195 dàn nhạc trên khắp nước Đức, trong đó có những dàn nhạc nổi tiếng như Dàn nhạc Hòa tấu Berlin, Dàn nhạc Hòa tấu Munich, Dàn nhạc Giao hưởng Bamberg. Có 95 nhà hát opera và phòng hòa nhạc do chính phủ tài trợ, trong đó nhà hát Hamburg (thành lập năm 1678) là nhà hát cổ xưa nhất, cùng với 1.000 nhà hát kịch và 1.300 viện bảo tàng.

Những đĩa nhạc ghi các tác phẩm cổ điển được trình diễn dưới sự chỉ huy của các nhạc trưởng như Herbert von Karajan cho hãng Đĩa hát Đức (Deutsche Grammophon) đã bán được hàng triệu đĩa trên khắp thế giới. Các ban nhạc của đài phát thanh đến được với những người không có điều kiện dự khán những buổi trình diễn tại nhà hát. Những lễ hội âm nhạc và kịch nghệ được thường xuyên tổ chức để tôn vinh các nhà soạn nhạc, nhà viết kịch và các diễn viên nổi tiếng tại địa phương.

Người Đức và tình yêu âm nhạc - 1

Luôn có những buổi biểu diễn với nhiều thể loại nhạc ở Đức

Giáo dục âm nhạc được hỗ trợ mạnh mẽ. Những nhạc viện, trường nhạc, đoàn nhạc và các hội đồng âm nhạc khuyến khích các tầng lớp thanh niên phát huy tài năng trình diễn, cũng như khả năng thưởng thức các thể loại âm nhạc. Các nhóm hợp xướng hay nhóm tứ tấu hoạt động tích cực khắp trong cả nước. Người Đức cho đến ngày nay vẫn duy trì thói quen nghe nhạc và đi xem những buổi trình diễn, hòa tấu ở những nhà hát lớn. Có những buổi biểu diễn thậm chí người xem phải đặt vé trước mới có chỗ.

Những cái tên vĩ đại

Âm nhạc Đức được góp phần tạo nên từ những tên tuổi chưa hẳn là công dân Đức nhưng tất cả họ đều tìm đến Đức để làm việc bởi họ biết đây là môi trường mà họ có thể thỏa sức sáng tạo nghệ thuật. Các nhạc sĩ xuất thân ở Áo như Wolfgang Amadeus Mozart, Christoph Gluck và Franz Haydn vẫn thường được coi là một bộ phận của văn hóa âm nhạc Đức. Dưới đây là một vài nhà soạn nhạc lớn đã sống và làm việc tại nước Đức:

Người Đức và tình yêu âm nhạc - 2

Nhạc sĩ thiên tài Johann Sebastian Bach

Johann Sebastian Bach (1685-1750) sinh tại Eisenach, Thuringia, làm nghề chỉ huy dàn hợp xướng Leipzig gần như trọn đời. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, lấy vợ hai lần và có tới 20 người con. Ông soạn các tác phẩm cho đàn organ, đàn dương cầm và fuga, các bản giao hưởng. Trong các tác phẩm của ông có các bản concerto Brandenburg và nhà thờ như bản St. Matthew Passion theo phong cách Baroque.

George Frederick Handel (1685-1759) đã đi nhiều nơi ở Ý và Anh, ông soạn một số bản opera và vở nhạc kịch nổi tiếng The Messiah (Chúa cứu thê), cũng như các bản hòa âm cho dàn nhạc như Bản nhạc nước (The Water Music) và Bản nhạc Pháo bông (Music for the Royal Fireworks).

Ludwig van Beethoven (1770-1827) sinh tại Bonn, học nhạc với Haydn và Mozart tại Vienne. Ông đem cách thể hiện chủ đề và tình cảm của phong trào lãng mạn vào các hình thức âm nhạc truyền thống. Các tác phẩm phong phú của ông có 32 bản sonate, 5 bản concerto cho đàn piano, chính bản giao hưởng, 17 bản tứ tấu đàn dây, một vở opera (Fidelio) và vô số khúc dạo đầu. Ông bị điếc ở tuổi 30 vì thế mà không nghe được nhiều tác phẩm của mình khi chúng được trình diễn trước công chúng.

Người Đức và tình yêu âm nhạc - 3

Người Đức rất thích những bản nhạc giao hưởng

Sau Beethoven, phong trào Lãng mạn tiếp tục phát triển rầm rộ. Felix Mendelssohn (1809-1847) đi nhiều nơi ở Anh và Ý, kết quả là ông đã sáng tác khúc dạo đầu Động Fingal (Fingal’s Cave) và Bản Giao hưởng “Italia” Thứ Tư (Fourth “Italian” Symphony).

Robert Alexander Schumann (1810-1856) sáng tác nhiều tác phẩm cho piano và nhạc thính phòng, cùng 4 bản giao hưởng. Richard Wagner (1813-1883) làm mạnh thêm nội dung tình cảm của Beethoven trong nhiều tác phẩm opera của ông. Johannes Brahms phát triển phong trào cách mạn cổ điển trong 4 bản giao hưởng, 2 bản concerto cho piano, và các tác phẩm khác của ông.

Richard Strauss (1864-1949), người kế tục Wagner, đã viết nhiều vở opera như Der Rosenkavalier và nhiều tác phẩm cho từng nhạc cụ. Paul Hindemith (1895-1963) sáng tác nhiều loại nhạc cho các nhạc cụ thời hậu lãng mạn. Carl Orff (1895-1982) viết các vở opera và nhạc kịch, trong đó có bản Carmina Burana, dựa vào một sưu tập các bài ca ở Bavaria từ thế kỷ 13. Hai nhà soạn nhạc Đức có ảnh hưởng lớn hiện vẫn còn sáng tác là Hans Werner Henze (sinh năm 1926) và Karlheinz Stockhausen (sinh năm 1928), cả hai đều là những nhạc sĩ hàng đầu trong lĩnh vực của mình.

Theo Internet

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan