Medvedev nhiều lần dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng vẫn "im thin thít" trước thực tế hàng ngày bị tấn công

Từ năm 2022 đến nay, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã ít nhất 8 lần tuyên bố về khả năng dùng vũ khí hạt nhân nếu an ninh Nga bị đe dọa. Tuy nhiên, trái ngược với lời lẽ cứng rắn là sự im lặng khi Ukraine không ngừng tấn công và gây thiệt hại nặng nề cho Nga.

1 Medvedev Nhieu Lan Doa Su Dung Vu Khi Hat Nhan Nhung Van Im Thin Thit Truoc Thuc Te Hang Ngay Bi Tan Cong

Từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine năm 2022, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev liên tục đưa ra các phát ngôn đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân (VKHN) – ít nhất 8 lần được ghi nhận công khai, chưa kể hàng trăm lần ám chỉ khác.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy mỗi lần Ukraine phản công dữ dội hoặc gây tổn thất lớn trên lãnh thổ Nga, ông Medvedev lại im lặng đầy mâu thuẫn.

  • Ngày 27/9/2022, Medvedev tuyên bố Nga có quyền sử dụng VKHN nếu cần thiết và cảnh báo của Tổng thống Putin không phải lời "đe dọa suông".

    Ông nhấn mạnh Nga sẽ đáp trả nếu bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là ở các vùng lãnh thổ sáp nhập từ Ukraine. Tuy nhiên, sau hàng loạt thất bại trên chiến trường và tổn thất lớn về nhân lực, ông không còn lên tiếng.

  • Ngày 30/7/2023, ông cảnh báo Nga sẽ dùng VKHN nếu Ukraine giành lại các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát, viện dẫn học thuyết hạt nhân về sự tồn vong quốc gia.

    Thực tế, không chỉ phản công thành công, Ukraine còn mở rộng phạm vi tấn công vào sâu bên trong nước Nga.

  • Ngày 11/1/2024, ông tiếp tục đe dọa rằng nếu Ukraine dùng vũ khí phương Tây để tấn công các điểm phóng tên lửa trong lãnh thổ Nga, Nga có thể đáp trả bằng VKHN, dựa trên Điều 19 trong học thuyết hạt nhân.

    Tuy nhiên, khi hàng loạt kho đạn Nga nổ tung do bị tấn công, Medvedev lại không có phản ứng gì.

  • Ngày 10/5/2024, ông tuyên bố Nga sẽ diễn tập VKHN để sẵn sàng trả đũa các cuộc tấn công bằng tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp. Ông ám chỉ rằng vũ khí này có thể do binh sĩ Anh - Pháp điều khiển.

    Tuy nhiên, khi các tên lửa này tiếp tục gây thiệt hại sâu trong lãnh thổ Nga, vẫn không có hành động cụ thể nào được đưa ra.

  • Ngày 31/5/2024, ông nhấn mạnh Nga “không đùa” về việc dùng VKHN chiến thuật ở Ukraine, cảnh báo chiến sự có thể leo thang thành giai đoạn quyết định. Thế nhưng, từ đó đến nay, mọi việc vẫn chỉ dừng ở lời nói.

  • Ngày 6/10/2024, Medvedev khẳng định Belarus có thể sử dụng VKHN do Nga triển khai nếu Ukraine tấn công vào lãnh thổ nước này. Trong khi đó, Tổng thống Belarus Lukashenko còn từ chối tới Moscow dự lễ duyệt binh 9/5.

  • Ngày 26/11/2024, ông cảnh báo nếu phương Tây chuyển giao VKHN cho Ukraine, Nga sẽ coi đó là hành động tấn công và có thể đáp trả bằng VKHN. Tuy nhiên, kịch bản này chưa xảy ra, và tuyên bố cũng nhanh chóng rơi vào im lặng.

  • Ngày 8/4/2025, ông cảnh báo về nguy cơ lan rộng VKHN trên thế giới, dù không trực tiếp đe dọa sử dụng nhưng vẫn khẳng định Nga không từ bỏ vai trò răn đe hạt nhân.

Tổng kết lại, Medvedev đã ít nhất 8 lần chính thức đe dọa dùng VKHN từ 2022 đến 2025, chưa kể những lần ám chỉ, bóng gió khác có thể lên đến hàng trăm. Tuy nhiên, những gì diễn ra trên thực tế lại hoàn toàn trái ngược với những lời lẽ cứng rắn.

Khi Ukraine liên tục phá hủy kho đạn, tấn công vào lãnh thổ Nga, hay thậm chí gây thương vong nặng nề, ông Medvedev vẫn... "im thin thít".

Có ý kiến trên mạng xã hội còn cho rằng “Putin hơi nhu, nếu vào tay đồng chí Medvedev thì Ukraine đã bị xóa sổ từ lâu rồi!” – nhưng dường như điều đó chỉ đúng trên... miệng lưỡi và các bản tin tuyên truyền ửng hộ quân xâm lược và khủng bố Nga.

Phạm Hương - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan