Thị thực cho con vị thành niên đoàn tụ gia đình với bố/mẹ có quyền nuôi dưỡng con

Thị thực cho con vị thành niên đoàn tụ gia đình với bố/mẹ có quyền nuôi dưỡng con

Thị thực cho con vị thành niên đoàn tụ gia đình với bố/mẹ có quyền nuôi dưỡng con

132 1 Thi Thuc Cho Con Vi Thanh Nien Doan Tu Gia Dinh Voi Bome Co Quyen Nuoi Duong Con

Để xin cấp thị thực đề nghị Quý vị nộp những giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu có giá trị
  • Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học
  • Hai bản Đơn xin thị thực dài hạn khai đầy đủ

Đề nghị lưu ý đối với trẻ em vị thành niên (dưới 18 tuổi):

1. Cả hai người có quyền nuôi dưỡng phải có mặt khi nộp đơn và ký vào đơn

hoặc

2. Nếu chỉ một người có quyền nuôi dưỡng có mặt, phải nộp bản gốc bản tuyên bố đồng ý của người có quyền nuôi dưỡng kia có chứng thực chữ ký (của cơ quan chức năng Đức) kèm theo 1 bản photo, giấy khai sinh của đứa trẻ và photo hộ chiếu của người có quyền nuôi dưỡng không có mặt

hoặc

3. Đối với trẻ em vị thành niên đi một mình: Nộp bản gốc

Bản tuyên bố đồng ý của những người có quyền nuôi dưỡng có chứng thực chữ ký (của cơ quan chức năng Đức) kèm theo 1 bản photo, giấy khai sinh của đứa trẻ và photo hộ chiếu của những người có quyền nuôi dưỡng

(Nếu phù hợp: Giấy chứng tử của người có quyền nuôi dưỡng (đã được hợp pháp hóa lãnh sự) xem thêm tại đây, Quyết định tòa án về việc chuyển quyền nuôi dưỡng)

Đề nghị Quý vị nộp bản gốc và hai bản photo những giấy tờ sau. Đề nghị Quý vị soạn những giấy tờ photo thành hai bộ hồ sơ đầy đủ. Sau khi xét duyệt xong hồ sơ của Quý vị, Quý vị sẽ nhận lại các bản gốc.

  • Đề nghị Quý vị nộp kèm bản dịch tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Đức (trừ những giấy tờ bằng tiếng Anh).
  • Đề nghị Quý vị sắp xếp các bộ hồ sơ theo thứ tự sau đây:
  • Giấy khai sinh của đứa trẻ (đã được hợp pháp hóa lãnh sự), xem thêm tại đây
  • Sổ hộ khẩu
  • Bản photo hộ chiếu và giấy phép cư trú của bố/mẹ
  • Bản photo hộ chiếu hoặc chứng minh thư của người bố hoặc người mẹ kia
  • Chứng minh quyền nuôi dưỡng đối với đứa trẻ

Trường hợp chỉ bố hoặc mẹ có quyền nuôi dưỡng: Giấy chứng tử, quyết định tòa án về quyền nuôi dưỡng hoặc tuyên bố người bố hoặc người mẹ kia mất tích (đã được hợp pháp hóa lãnh sự), xem thêm tại đây

Nếu bố và mẹ có chung quyền nuôi dưỡng và đứa trẻ đi đoàn tụ với một trong hai người:

Tuyên bố của nguời bố/người mẹ sống ở Việt Nam và cũng có quyền nuôi dưỡng con đồng ý cho đứa trẻ sang sinh sống tại Đức (có thể đến Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Đức có thẩm quyền lập bản tuyên bố này khi xuất trình giấy tờ nhân thân)

Lưu ý: Về nguyên tắc pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận quyền nuôi dưỡng chung của cha mẹ. Điều đó cũng áp dụng trong trường hợp ly dị, vì quyền nuôi dưỡng không được đàm phán trong phần hậu quả của việc ly dị (vì thế nên đoạn dịch phần đó trong bản án ly hôn thường không chính xác), mà chỉ đàm phán về tình trạng cuộc sống và tình trạng chăm sóc đứa trẻ. Như vậy chỉ quy định, người cha hay người mẹ nuôi con, nhưng không quy định ai có quyền nuôi dưỡng. Thông thường việc „chuyển giao quyền nuôi dưỡng“ sau đó cũng không hề thay đổi được điều này, trừ phi người cha hoặc người mẹ bị tòa án tước quyền nuôi dưỡng có thời hạn, vì có sai sót nghiêm trọng.

Chứng nhận chỗ ở của gia đình bên Đức, v/d giấy chứng nhận đăng ký hộ tịch (không cũ hơn 6 tháng) hoặc bản photo chứng minh thư

Trường hợp vị thành niên từ 16 tuổi đoàn tụ với người nước ngoài: Chứng nhận trình độ tiếng Đức tốt (bậc C1) hoặc những chứng nhận khác là đứa trẻ, trên cơ sở quá trình đào tạo và điều kiện sống cho đến nay, có thể hòa nhập vào điều kiện sống tại Cộng hòa Liên bang Đức.

Bảo hiểm y tế cho khoảng thời hạn của thị thực

Chỉ nộp chứng nhận bảo hiểm này, nếu thị thực có thể được cấp. Phòng thị thực sẽ thông báo bằng điện thoại cho người xin thị thực.

Lưu ý quan trọng: Trong từng trường hợp có thể chúng tôi cần Quý vị nộp thêm những giấy tờ khác để ra quyết định cuối cùng về đơn xin thị thực của Quý vị.

Theo vietnam.diplo.de


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan