Luật ở Đức: Khi nào chủ nhà có thể hủy hợp đồng

Luật ở Đức: Khi nào chủ nhà có thể hủy hợp đồng

Ở Đức, chủ nhà không có quyền huỷ hợp đồng thuê nhà, nếu người thuê nhà luôn trả tiền đúng qui định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Tài sản thuộc sở hữu cá nhân nằm trong quyền cơ bản của mỗi công dân nhưng người thuê nhà cũng có những quyền lợi riêng và được luật công dân cơ bản đảm bảo. Trong đó ghi rõ: Chủ nhà không có quyền huỷ hợp đồng thuê nhà, nếu người thuê nhà luôn trả tiền đúng qui định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

132 1 Luat O Duc Khi Nao Chu Nha Co The Huy Hop Dong

Một điều luật quan trọng hơn cũng qui định rõ – đấy là khi chủ nhà cần lấy lại căn hộ để tự sử dụng. Áp dụng thực tế cho thấy, khi mức tiền thuê nhà càng tăng cao, chủ sở hữu nhà càng cần và muốn lấy lại căn hộ để bản thân hay người thân, họ hàng không phải đi thuê chỗ khác. Những người thân hay họ hàng được ưu tiên nhất thường chính là con ruột, con riêng, cha mẹ, cháu chắt, ông bà, anh chị em, bạn đời, cha mẹ chồng hoặc vợ, người giúp việc trong nhà hoặc y tá/nhân viên điều dưỡng cho người nhà …

Nếu chủ nhà cần lấy lại căn hộ để sử dụng vào việc kinh doanh, buôn bán, ví như dùng để mở cửa hàng, mở văn phòng, mở phòng khám v.v… thì cũng được quyền huỷ hợp đồng thuê nhà. Trong trường hợp này, cả những người thân và họ hàng nói trên cũng được ưu tiên (án quyết của toà án tối cao liên bang, án số Az. VIII ZR 330/11).

Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng, người thuê nhà vẫn được đảm bảo kỳ hạn trả nhà như quy định: Sau 5 năm thuê nhà, kỳ hạn này gồm 3 tháng, không tính tháng nhận giấy báo chấm đưt hợp đồng. Sau 8 năm thuê nhà là 6 tháng và hơn 8 năm là 9 tháng. Nếu chủ nhà cần lấy lại nhà sớm hơn kỳ hạn này, cần thông báo với người thuê nhà và thậm chí phải tạo điều kiện cho họ tiếp tục kéo dài hợp đồng thuê nhà. Nếu chủ nhà hay người thân của họ tìm được một nơi khác và chuyển vào đó sinh sống/làm việc sau khi kết thúc kỳ hạn trả nhà, thì giấy chấm dứt hợp đồng thuê nhà để tự sử dụng vẫn có hiệu lực.

Nếu chủ nhà cần bán căn hộ thì cũng có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên, trường hợp này các toà án đều sẽ xem xét nghiêm khắc. Chủ nhà chỉ được chấm dứt hợp đồng khi thật sự gặp khó khăn về tài chính, nếu nhờ đó mà có thể bán với giá cao hơn. Ví dụ trường hợp toà xét duyệt một chủ nhà tại Krefeld đang nợ ngân hàng khoản tiền bất động sản là 4.800 Euro, nhưng mỗi tháng thu nhập thuê nhà chỉ được 2.000 Euro, lại đột nhiên bị thất nghiệp (án số Az. 2 S 66/09). Hoặc toà án Detmold đã tán thành một chủ nhà được lấy lại căn hộ khi rơi vào hoàn cảnh gần như phá sản, phải nhặt nhạnh từng xu để trả nợ và sống qua ngày (án số Az. 2 S 122/00).

Bình Minh


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan