Các Thủ tục để Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Nước Đức

Theo quy định của luật pháp Đức, tất cả mọi công dân, tổ chức, công ty...đểu có thể đầu tư vào nước Đức.

Các bộ phận cấp giấy phép đầu tư của Đức sẽ xét duyệt và trả lời. Nhưng trong điều luật đầu tư cũng chỉ viết chung chung là những dự án đầu tư vào nước Đức phải thực sự cần thiết đối với nước Đức. Mà không nêu cụ thể bất cứ vấn đề nào.

Một trong những nguyên nhân của điều luật này là tránh sự đầu tư tràn lan mang tính hình thức để được cư trú một cách hợp pháp, và đảm bảo cho nền kinh tế trong nước phát triển một cách ổn định.

Các Thủ tục để Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Nước Đức - 0

Những công dân của nước không thuộc khối EU hoặc nước không có ký hợp đồng thương mại riêng với Đức, thì khi đầu tư vào nước Đức cần phải có những thủ tục sau:

  1. Đơn xin giấy phép đầu tư vào Đức
  2. Sơ yếu lý lịch (Lebenslauf), giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc (Nachweis beruflicher Erfahrungen ...)
  3. Bản kế hoạch kinh doanh (Businessplan)
  4. Chứng minh tài chính (con số trước đây: tiền đầu tư ít nhất là 250.000 €, hiên tại không đề cụ thể con số nữa)
  5. Tạo công việc cho người sở tại (quy định trước đây: tạo công việc cho ít nhất 5 người - làm toàn thời gian - )

...

Đối với công dân của khối liên minh Châu Âu (EU) và những công ty thuộc các nước thành viên EU thì phải tuân theo luật EU.

Theo quy định này thì những công dân của các nước thành viên trong khối được phép tự do đi lại và làm việc trong khối cộng đồng chung Châu Âu.

Công dân ở đây được hiểu là những người có quốc tịch.

Chẳng hạn công dân Tiệp là người có quốc tịch Tiệp, công dân Pháp là người có quốc tịch Pháp...

Người Việt Nam được phép cư trú hợp pháp dù ngắn hạn, dài hạn hay vĩnh viễn cũng đều không phải là công dân Châu Âu nếu không có quốc tịch, nên khi đầu tư vào nước Đức không tính theo quy định của EU mà tính theo quy định là công dân của nước thứ 3.

Nhưng nếu những người này có công ty nằm ở những nước thành viên Châu Âu, thì những công ty đó thuộc khối cộng đồng chung của Châu Âu.

Chẳng hạn công ty nằm ở Tiệp thì tư cách pháp nhân là công ty Tiệp, mà công ty Tiệp tức là nằm trong khối EU. Và công ty này được hưởng những ưu đãi dành cho những nước trong khối EU mà không phải chịu những quy định pháp lý như đối với những nước được coi là nước thứ 3.

Khi những công ty này mở rộng kinh doanh, đầu tư vào thị trường Đức thì chủ sở hữu sẽ được cấp phép cư trú để giải quyết công việc tại Đức một cách hợp pháp.

Nhưng chú ý giấy phép cư chú ở đây chỉ là dạng ''Visa'' ngắn hạn để giải quyết công việc của công ty chứ không phải giấy phép cư trú dài hạn.

Cho nên những ai sử dụng hình thức này phải chú ý để tránh bị phạt vì cư trú bất hợp pháp.

Khi chủ một doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Đức và có giấy phép cư trú thì được phép đón vợ / chồng, con (dưới 16 tuổi).

Những người đã trưởng thành thi không được hưởng quy chế đoàn tụ. Và sau khoảng 3 năm thì có thể đệ đơn xin cư trú vĩnh viễn (Niederlassungserlaubnis), nếu vẫn kinh doanh hiệu quả và đảm bảo chi trả mọi chi phí cho cuộc sống.

Theo lý thuyết thì có thể để ai đó là đồng sở hữu công ty, thì cả hai đều được hưởng quy chế là nhà đầu tư.

Nhưng đương nhiên là một công ty không thể có quá nhiều người đồng sở hữu. Còn việc đón nhân viên sang thì khó khăn hơn, phải chứng minh là những người nhân viên đó bạn không thể tìm được trên nước Đức, khó có thể tìm được người làm phù hợp với yêu cầu công việc của công ty bạn... (do đặc thù của công ty).

Bởi vì cần phải bảo vệ và tạo công ăn việc làm cho những công dân trong nước Đức.

Nguồn: Văn phòng Luật Sư RELIDE


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan