Đến Đức, nhớ đừng làm những điều này kẻo tránh gây phiền phức

Người dân Đức coi trọng niềm tin này đến mức bất cứ ai vi phạm đều có thể bị kỳ thị đến mức đáng sợ.

 

Tìm hiểu những đặc trưng văn hóa của một đất nước, một vùng đất nào đó thực sự rất thú vị. 

Những điều mê tín kỳ lạ của người Đức cũng là một điểm hay ho cho những ai yêu thích đất nước này, sắp đến đất nước này và mong muốn tìm hiểu về đất nước này. Và đây, đừng làm điều này khi đến Đức nhé.

1. Chúc mừng sinh nhật sớm

Chúc mừng sinh nhật sớm mang đến điềm gở

Đối với nhiều quốc gia, ví dụ như Việt Nam, một lời chúc mừng sinh nhật sớm thường không có vấn đề gì, và cũng rất thường xuyên. Nhưng đừng làm điều này khi đến Đức. 

Đối với họ, một lời chúc sinh nhật khi ngày chính thức chưa đến, dù chỉ là vài giờ hay thậm chí vài phút trước khi kim đồng hồ lúc nửa đêm lên tiếng sẽ bị coi là điềm gở.

gifts 570821 640

Xuất phát từ niềm tin này, người dân Đức còn có phong tục tụ tập cùng nhau vào đêm trước sinh nhật của ai đó và sẽ tiến hành chúc mừng người ấy ngay khi kim đồng hồ điểm đến thời khắc nửa đêm.

2. Không giao tiếp bằng mắt khi cụng ly

Không giao tiếp bằng mắt khi cụng ly = 7 năm liên tiếp lận đận chuyện phòng the

Đến Đức, nhớ đừng lafmnhwnxg điều này kẻo tránh gây phiền phức - 0

Giao tiếp bằng mắt là phép hành xử rất được chú ý tại Đức. Các hành động lảng tránh hoặc cố tình không nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp dù là với cuộc trò chuyện riêng tư hay trong một cuộc gặp gỡ với các đối tác sẽ bị cho là thiếu tôn trọng và không thành thật. Tuy nhiên, riêng với việc cụng ly, người Đức quan niệm những ai không giao tiếp bằng mắt sẽ phải đối mặt với 7 năm lận đận chuyện vợ chồng.

Chưa rõ xuất xứ của tục lệ này. Một số người cho rằng nó đã có từ thời trung cổ, khi con người ta dễ bị đầu độc. Việc duy trì giao tiếp bằng mắt khi đang cụng ly là cách để xây dựng lòng tin giữa chủ nhà và người khách.

3. Châm thuốc bằng nến

Châm thuốc bằng nến sẽ gây ra cái chết của một thủy thủ?

Đến Đức, nhớ đừng lafmnhwnxg điều này kẻo tránh gây phiền phức - 1

Nến và thủy thủ thì có quan hệ gì với nhau??? Có lời kể, vào thời xa xưa, khi các thủy thủ bị mắc kẹt trên đất liền vào các tháng mùa đông, họ bắt buộc phải kiếm sống bằng nghề làm diêm. Người Đức cho rằng việc sử dụng nến thay vì diêm để châm thuốc có thể cướp đi khả năng kiếm sống của một người thủy thủ nghèo ở đâu đó và có thể làm người ấy chết vì đói.

4. Vắt chéo hai ngón tay sau lưng

Vắt chéo hai ngón tay sau lưng đồng nghĩa với lời nói dối

Đến Đức, nhớ đừng lafmnhwnxg điều này kẻo tránh gây phiền phức - 2

Vài nơi trên đất Anh hay Mỹ, tục lệ vắt chéo hai ngón tay đồng nghĩa với lời chúc may mắn. Tuy nhiên ở Đức lại không phải vậy. Đối với người Đức, hành động vắt chéo hai ngon tay sau lưng trong khi bạn đang hứa hẹn điều gì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang nói dối và sẵn sàng thất hứa. Vì thế, đừng làm điều này khi đến Đức nếu bạn hứa một điều gì đó tại đây.

5. Không che miệng khi ngáp

Che miệng khi ngáp để ngăn quỷ dữ nhập hồn

Đến Đức, nhớ đừng lafmnhwnxg điều này kẻo tránh gây phiền phức - 3

Nếu như hành động dùng tay che miệng khi ngáp được coi là phép lịch sự tối thiểu ở nhiều quốc gia thì với người Đức, việc này còn có ý nghĩa sâu xa hơn thế. Họ tin rằng để miệng mở khi ngáp sẽ khiến cho quỷ dữ dễ xâm nhập vào cơ thể và chiếm lĩnh lấy tâm hồn. Bởi lẽ đó, bàn tay chính là một tấm lá chắn tuyệt vời giúp họ bảo vệ chính mình khỏi tà ác.

6. Đi mà không chào

Đi mà không chào là vô lễ

Đến Đức, nhớ đừng lafmnhwnxg điều này kẻo tránh gây phiền phức - 4

Lời nói xin chào và tạm biệt rất được coi trọng tại Đức. Bạn có thể thấy người dân nước này thường chào đón nhau bằng những cái nắm tay rất nhiệt tình. Hay thậm chí là khi bạn gặp gỡ một nhóm đông người, mỗi cá nhân sẽ không ngần ngại bỏ nhiều thời gian chỉ để nắm tay chào nhau. Lời chào tạm biệt cũng đóng vai trò quan trọng như thế. Nếu bạn rời đi mà quên không chào người Đức, hãy chuẩn bị đón chờ những cái nhìn thiếu thiện cảm từ họ.

Hãy nhớ những điều này để tránh những phiền toái không đáng có trên đất nước Đức xinh đẹp này nhé! <3

Theo Cẩm Nang Du Học


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan