Bí quyết để bé tự lập như trẻ em Đức, Nhật là đây

Thay vì nhốt con cả ngày trong nhà, thay con làm mọi việc, người Việt có thể học cách cho con ra ngoài chơi như người Đức hay tập thói quen tự lập ở trường giống người Nhật.

 

Trong khi bố mẹ người Việt ôm ấp, bao bọc khi trẻ được 4 tuổi thì phụ huynh người Đức và Nhật lại chọn cách để con một mình đến trường, đi chơi hay tham gia các hoạt động bổ ích khác. Thói quen này sẽ đem lại lợi ích hay hạn chế nhất định cho ác con khi lớn lên.

Bố mẹ Đức luôn cho con tự mình khám phá thế giới

child 1868222 640

Trong mọi kỹ năng sồng thì tự lập được xem là bí quyết quan trọng nhất để trẻ nhỏ tồn tại. Người Đức đặc biệt coi trọng vấn đề này trong khi dạy dỗ con cái.

Tuy nhiên, với người Á Đông, nhất là người Việt, tự lập chỉ là khái niệm xuất hiện khi con học hết Trung học phổ thông tức là đủ 18 tuổi. Thậm chí, phụ huynh còn cho rằng “con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”, không cho con quyền được “lớn”.

Người Đức dạy con tự lập bằng nhiều cách khác nhau. Điển hình có thể kể ra những hoạt động phổ biến nhất như:

– Hãy để con tự đi học hay đi đến những nơi trẻ thích.

– Để trẻ học được cách yêu thương người khác từ việc yêu thương những loài động vật nhỏ mà trẻ nhìn thấy trên đường đi học, đi chơi.

– Cho phép trẻ tự nuôi nấng, chăm sóc những động vật nhỏ để trẻ tự mình hiểu ra tình yêu thương mà trẻ đang được nhận lại từ bố mẹ và người thân xung quanh để biết cách trân trọng cuộc sống hiện tại.

– Bài học về việc giúp đỡ người khác và chống lại bạo lực luôn là bài học đầu tiên mà trẻ em ở Đức được bố mẹ dạy.

– Cho con chơi nhiều hơn học, học chỉ nhằm mục đích bổ sung kiến thức bên ngoài, để trẻ phát triển tự nhiên, tự mình khám phá xung quanh bằng đôi mắt và cái nhìn của trẻ.

– Tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài như cắm trại, hoạt động tập thể, chơi đùa…thoải mái, tự nhiên.

– Kết quả học tập không quyết định tương lai của con, điểm số thấp không quan trọng với bố mẹ ở Đức.

 

Theo thông tin trên báo Phụ nữ có thêm rằng: trẻ em người Đức từ đủ 3 tuổi sẽ được đến thăm những địa điểm như: đồn cảnh sát, vườn hoa, công viên, nơi công cộng… Các con ở đây chỉ cần ở nhà khoảng 4.000 giờ chứ không giống như trẻ em Việt Nam ngồi chơi trong nhà cả ngày, cả đêm.

Đặc biệt ở đất nước này, nạn bắt cóc rất hiếm khi xảy ra nên trẻ có thể ra đường di chuyển từ nhà tới trường, nhà bạn bè, người thân mà không lo bị bắt cóc, nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn luôn theo sát từng chặng đường của trẻ chứ không phải bỏ bê.

Trẻ em Nhật tự làm mọi việc cá nhân từ bé

Bí quyết để bé tự lập như trẻ em Đức, Nhật là đây - 2

Tương tự như người Đức, tập cho con tính tự lập từ nhỏ được người Nhật thực hiện như một “nhiệm vụ bất khả thi”  với mỗi dứa trẻ.

Cách người Nhật dạy con làm những công việc cá nhân như: đánh răng, rửa mặt, đi học, mặc quần áo, đi giày, đi siêu thị một mình được nhiều phụ huynh  trên thế giới tìm hiểu và học theo. Phương pháp này không chỉ giúp con lớn lên toàn diện mà còn giảm đi nhiều gánh nặng cho bố mẹ.

Bố mẹ ở xứ sở hoa anh đào dạy con tự lập từ nhà cho đến trường như:

  • Để con tự làm mọi việc vệ sinh cá nhân ở nhà sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
  • Cho con tự đến trường và chuẩn bị đến trường.
  • Mọi việc ở trường đều do trẻ tự thực hiện theo thói quen chứ không cần sự giúp đỡ của giáo viên.

Thậm chí, nhiều trẻ có thể tự chuẩn bị thức ăn trưa ở nhà khi học đến tiểu học. Ở lứa tuổi mẫu giáo, bố mẹ có thể đưa con đi học. Nhưng lớn hơn, trẻ sẽ tự đến trường, có thể đi bộ hoặc đi xe đạp tùy quãng đường.

Bí quyết để bé tự lập như trẻ em Đức, Nhật là đây - 3

Mỗi đứa trẻ đều học được nhiều điều từ những thói quen giáo dục của phụ huynh.

Trẻ sẽ ngoan, tự giác và biết cách bảo vệ bản thân nếu tự mình đối mặt với mọi việc xunh quanh. Ngược lại, khi bố mẹ bảo vệ, ôm ấp trẻ quá mức, tính tự vệ và sự tự lập sẽ không được phát huy, thậm chí làm hại trẻ.

Thiết nghĩ, người Việt nên học cách dạy con từ người Đức và người Nhật, đặc biệt là tính tự lập cho con càng sớm càng tốt.

Nguồn: VNExpress


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan