Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Ngày 3/5/2025, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước hoạt động của Trung Quốc và Philippines tại khu vực đá Hoài Ân, đá Tri Lễ và đá Cái Vung thuộc quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:
"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cợ sở pháp lý và bằng chúng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biến được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Hải cảnh Trung Quốc lại lên đá Hoài Ân thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Báo The Paper (Bành Phái Tân văn) và trang China News hôm nay (29/4) cho biết Hải cảnh Trung Quốc vừa đổ bộ lên đá Hoài Ân, tên tiếng Trung là Thiết Tuyến, “để điều tra và xử lý theo luật pháp vụ việc sáu người Philippines đổ bộ lên bãi cạn này vào hôm 27/4”. Qua điều tra, Hải cảnh Trung Quốc đã xác định có việc này.
Trước đó, vào ngày 25/4, Tân Hoa Xã đưa tin Hải cảnh Trung Quốc đã lên đá Hoài Ân giăng cờ “khẳng định chủ quyền” vào “giữa tháng Tư”.
Đến ngày 27/4, lực lượng Philippines đã làm điều tương tự đối với đá Hoài Ân.
Hình ảnh do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) công bố hôm nay (29/4) cho thấy có ít nhất 7 nhân viên Hải cảnh đã lên đá Hoài Ân trong lần đổ bộ mới nhất. Họ đã dùng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra mặt đất và sau đó giăng cờ “khẳng định chủ quyền” tương tự như lần trước.
Đá Hoài Ân là một rạn san hô thuộc cụm Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nhưng có sự tranh chấp của Trung Quốc, Philippines và một số bên khác.
Việc các bên liên quan cho người lên thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiện nay.
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện DOC, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam cũng cam kết sẵn sàng cùng các bên liên quan giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa bằng các biện pháp hòa bình.
Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa".
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC