Nhiều tín hiệu tích cực cho Ukraina trong khi khi Nga đối mặt với áp lực gia tăng

Ukraina đang dần chiếm ưu thế trong cuộc xung đột kéo dài với Nga nhờ loạt hỗ trợ quân sự và kinh tế lớn từ phương Tây, trong khi Moscow ngày càng chịu nhiều sức ép cả về ngoại giao lẫn nội bộ.

Ukraina tăng tốc củng cố sức mạnh nhờ sự hậu thuẫn từ phương Tây

1 Nhieu Tin Hieu Tich Cuc Cho Ukraina Trong Khi Khi Nga Doi Mat Voi Ap Luc Gia Tang

Cuộc xung đột Nga - Ukraina tiếp tục ghi nhận những biến chuyển đáng chú ý, đặc biệt là trong bối cảnh Ukraina nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, còn Nga lại đối mặt với loạt khó khăn trên nhiều mặt trận.

Một trong những bước tiến chiến lược quan trọng là thỏa thuận giữa Ukraina và Mỹ về khai thác khoáng sản.

Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ nắm giữ 50% cổ phần trong các dự án dầu khí, lithium và đất hiếm tại Ukraina. Điều này không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho Kyiv mà còn giúp nước này chủ động tài chính trong việc mua sắm vũ khí từ Mỹ, giảm dần sự phụ thuộc vào viện trợ không hoàn lại.

Các chuyên gia đánh giá đây là bước đi dài hạn khôn ngoan, vừa đảm bảo nguồn lực quốc phòng bền vững, vừa củng cố quan hệ đồng minh chiến lược giữa hai nước.

Song song đó, Ukraina cũng đã ký kết tới 20 thỏa thuận an ninh với các đối tác quốc tế, tổng giá trị viện trợ quân sự cam kết lên tới 240 tỷ USD trong vòng 4 năm tới.

Nhiều quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Đan Mạch và Na Uy đang đẩy mạnh chuyển giao hệ thống phòng không, pháo binh và các thiết bị quân sự hiện đại cho Ukraina. Nhờ đó, khoảng cách về hỏa lực giữa hai bên đang được thu hẹp đáng kể, giúp Ukraina có thêm lợi thế trên chiến trường.

Nga đối mặt với sức ép nội bộ và quốc tế

Ở chiều ngược lại, Nga đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng nghiêm trọng. Việc Moskva coi thỏa thuận khoáng sản giữa Ukraina và Mỹ là hành động leo thang căng thẳng đã khiến khả năng đàm phán hòa bình càng thêm xa vời. Đặc biệt, sau khi Nga từ chối đề xuất ngừng bắn toàn diện, Mỹ đã tuyên bố không còn đóng vai trò trung gian trong tiến trình đàm phán — một động thái được xem là dấu chấm hết cho các nỗ lực ngoại giao hiện tại.

Trên mặt trận kinh tế, các lệnh trừng phạt từ phương Tây tiếp tục gây thiệt hại sâu rộng cho nền kinh tế Nga. Lạm phát leo thang, lãi suất cao và gánh nặng nợ công đang tạo ra sức ép lớn lên chính quyền Tổng thống Putin.

Một số chuyên gia nhận định rằng, những khó khăn này có thể làm gia tăng chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Nga về hướng đi tiếp theo của cuộc chiến.

Cán cân quyền lực đang dần thay đổi

Những diễn biến gần đây cho thấy Ukraina đang ngày càng chiếm ưu thế không chỉ về quân sự mà còn về chiến lược ngoại giao và tài chính.

Dù cuộc chiến chưa có dấu hiệu sớm kết thúc, nhưng xu hướng dịch chuyển cán cân quyền lực đang mở ra cơ hội mới cho Ukraina và tạo áp lực ngày càng lớn buộc Nga phải tính toán lại các lựa chọn chiến lược của mình.

Thu Phương - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan