Thất bại trong việc ép Ukraine đầu hàng, Trump chuyển hướng chiến lược?

Mục đích cuối cùng của Trump chỉ là một: ép buộc Ukraine đầu hàng, chấp nhận mất đất để kết thúc chiến tranh theo lợi ích của Putin. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh chiến lược này của Trump hoàn toàn thất bại.

1 That Bai Trong Viec Ep Ukraine Dau Hang Trump Chuyen Huong Chien Luoc

Donald Trump "rất thất vọng" về cuộc điện đàm với Vladimir Putin

Gần 180 ngày qua, Donald Trump đã sử dụng mọi thủ đoạn để gây sức ép lên Ukraine: cắt viện trợ, vu khống về viện trợ, đòi nợ, cắt nguồn cung cấp vũ khí, xúc phạm Tổng thống Zelensky bằng những lời lẽ nặng nề, thậm chí đòi ông Zelensky từ chức và tổ chức bầu cử lại, thậm chí còn có ý định “thực dân hóa” nguồn đất hiếm của Ukraine, ngăn cản Ukraine gia nhập NATO, và ngang nhiên đánh đồng cuộc chiến tranh chính nghĩa của người dân Ukraine với cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.

Chiến lược thất bại

Đồng thời, ông ta tìm mọi cách nịnh nọt, ca tụng Tổng thống Putin, thậm chí có tới 5 hoặc 6 cuộc điện đàm trực tiếp mà không một lần gọi Putin là kẻ xâm lược hay yêu cầu ông ta rút quân. Mục đích cuối cùng của Trump chỉ là một: ép buộc Ukraine đầu hàng, chấp nhận mất đất để kết thúc chiến tranh theo lợi ích của Putin.

Thế nhưng, thực tế đã chứng minh chiến lược này của Trump hoàn toàn thất bại. Thậm chí, bản thân ông ta cũng phải công khai thừa nhận điều đó.

Sự thừa nhận cay đắng

Sau cuộc điện đàm với Putin hôm 3/7, có thể là lần cuối cùng, thay vì những lời lẽ hoa mỹ như “tuyệt vời”, “rất tốt” dành cho Putin như trước đây, Trump đã cay đắng thừa nhận thất bại.

Trước báo giới Mỹ, ông ta lần đầu tiên thừa nhận cuộc điện đàm với Putin không mang lại bất kỳ tiến triển nào về lệnh ngừng bắn ở Ukraine, và rằng Putin không muốn ngừng bắn mà “tiếp tục giết người”.

Trên Không lực Một tối thứ Sáu, Trump nói với các phóng viên: “Tôi đã nói với các bạn rằng tôi rất không hài lòng với cuộc trò chuyện với Putin. Có vẻ như ông ta muốn đi đến cùng và tiếp tục giết người. Điều này không tốt. Điều này không tốt. Tôi không hài lòng.”

Ông ta cũng bác bỏ cáo buộc rằng Putin đang “chế giễu” mình bằng cách từ chối ngừng bắn, cho rằng: “Tôi nghĩ ông ấy rất lo ngại về các lệnh trừng phạt. Thượng viện, như các bạn biết đấy, đang chuẩn bị các lệnh trừng phạt, các lệnh trừng phạt lớn.”

Chuyển hướng sang Zelensky

Trái ngược hoàn toàn, Trump lại ca ngợi cuộc điện đàm với Tổng thống Zelensky diễn ra một ngày sau đó là một cuộc trò chuyện “tốt đẹp” và ông ta rất hài lòng.

Trump nói với báo giới: “Tôi nghĩ đó là một cuộc trò chuyện rất tốt, một cuộc trò chuyện rất mang tính chiến lược.”

Tín hiệu thay đổi chiến lược?

Tuy nhiên, về vấn đề cung cấp vũ khí của Mỹ cho Ukraine, Trump vẫn khá lấp lửng. Ông ta nói: “Chúng tôi đã giúp họ quá nhiều và sẽ tiếp tục giúp họ”, nhưng “Tình hình khá phức tạp. Chúng ta hãy cùng đợi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.”

Về khả năng cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine, Trump chỉ nói lấp lửng: “Có, điều này có thể xảy ra”. Điều này có thể cho thấy một tín hiệu mới về việc Trump sẽ thay đổi chiến lược.

Nếu học thuyết Kellogg-Briand không bị loại bỏ như trong 6 tháng qua và được áp dụng, thì Trump sẽ phải quay trở lại với chính nghĩa. Nếu không thể cung cấp vũ khí cho Ukraine dưới dạng viện trợ, ít nhất Trump cũng phải bán vũ khí cho Ukraine mà không thể từ chối vì bất cứ lý do nào.

Thu Phương - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan