Sự phản đối vũ khí hạt nhân gia tăng
Theo báo Moscow Times, chỉ còn 24% số người được hỏi cho rằng một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Ukraine là chấp nhận được, giảm 15 điểm phần trăm so với tháng 11 năm 2024.
Ngược lại, đã có tới 65% phản đối biện pháp mạnh mẽ này – tăng gấp rưỡi so với năm 2024. Việc ủng hộ tấn công hạt nhân chủ yếu đến từ nam giới, người dân Moscow (cùng 29%) và những người ủng hộ Vladimir Putin (26%).
Trong khi đó, những người phản đối Điện Kremlin (73%) và những người cho rằng hướng đi của Nga là sai lầm (69%) đều kiên quyết phản đối.
Nỗi sợ hãi về xung đột với NATO
Sự lo ngại về việc leo thang xung đột ở Ukraine thành một cuộc đối đầu trực tiếp với NATO đang lan rộng. 56% người Nga bày tỏ nỗi lo này, chỉ 31% nghĩ khác.
Mức độ lo ngại này cao nhất ở nhóm tuổi từ 40 đến 54 (62%), cư dân các thành phố trung bình (59%) và những người chỉ trích chính phủ (64%).
Ngược lại, người Nga trên 55 tuổi (35%), người dân Moscow (45%) và những người ủng hộ đường lối của Nga (34%) lại ít lo ngại hơn về nguy cơ chiến tranh với NATO.
Kết quả thăm dò dư luận này có thể không làm hài lòng Tổng thống Nga Vladimir Putin: 64% người được hỏi ủng hộ đàm phán – chỉ 31% muốn tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược. (Ảnh minh họa) © Gavriil Grigorov/picture alliance/dpa/Pool Sputnik Kremlin via AP/IMAGO / Russian Look (montage)
Người Nga sẵn sàng đàm phán
Song song đó, sự ủng hộ đối với các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine vẫn ở mức cao: Hai phần ba người Nga (64%) ủng hộ đàm phán. Con số này là cao nhất trong hai tháng qua.
Chỉ 31% muốn tiếp tục chiến đấu.
Tuy nhiên, sự quan tâm đến cuộc xung đột đang giảm dần: Tháng 6, chỉ 53% người dân tích cực theo dõi các sự kiện, 14% cho biết họ hoàn toàn không quan tâm.
Sự thờ ơ ngày càng tăng của người dân có thể gây nguy hiểm cho Tổng thống Vladimir Putin về mặt chính trị nội bộ. Tổng thống Putin từ nhiều năm nay coi NATO là một mối đe dọa ngày càng mở rộng.
Vũ Bình Minh - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC