Thái độ khó đoán của ông Trump và sự chậm trễ trong phản ứng của châu Âu khiến chính phủ Đức rơi vào thế khó trong cuộc đối đầu với Nga
Phó Tổng thống Lars Klingbeil (47) với Thủ tướng Friedrich Merz (69) - Ảnh: Michael Kappeler/dpa
Cuối tuần qua tại Kyiv, Thủ tướng Đức Friedrich Merz dường như đã tin tưởng rằng Mỹ, dưới ảnh hưởng của Tổng thống Donald Trump, sẽ quay lại sát cánh cùng châu Âu trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Niềm tin này xuất phát từ cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và sự đồng thuận ban đầu với ông Trump. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, thực tế đã phủ nhận kỳ vọng đó.
Trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ hủy cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Trump không những không chỉ trích hành động của Putin mà còn tỏ ra thông cảm với lý do từ chối của ông ta.
Đây là một đòn giáng mạnh vào hình ảnh đoàn kết mà châu Âu và Đức đang nỗ lực xây dựng. Điện Kremlin có lẽ đang hả hê trước tình huống này.
Trái với phát biểu của ông Merz trước đó rằng ông cảm thấy Trump đã "mất kiên nhẫn" với Putin, hành động mới nhất của Trump lại cho thấy ông không hề thay đổi.
Diễn biến này làm dấy lên lo ngại rằng Thủ tướng Đức đang bị đặt vào thế bị động trong các chiến lược đối ngoại.
Thêm vào đó, ông Merz từng mạnh dạn tuyên bố rằng nếu không đạt được lệnh ngừng bắn vào thứ Hai, Đức sẽ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Tuy nhiên, thời hạn đã trôi qua và phản ứng từ phía châu Âu vẫn chậm chạp, không dứt khoát.
Giới quan sát cho rằng, việc trì hoãn trừng phạt có thể là do chờ đợi kết quả từ các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga sắp tới, nhưng nó cũng cho thấy sự thiếu chuẩn bị của các nguyên thủ châu Âu so với những tuyên bố mạnh mẽ tại Kyiv.
Nếu ông Merz không thể phối hợp cùng Mỹ để công bố các biện pháp trừng phạt cứng rắn, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí, nếu đàm phán thất bại, thì đây sẽ là thất bại chính trị đầu tiên đáng kể của ông trên cương vị Thủ tướng.
SPD công khai từ chối cung cấp tên lửa Taurus: thách thức lớn cho Phó thủ tướng Klingbeil
Không chỉ Thủ tướng Merz, Phó thủ tướng Lars Klingbeil cũng đang đối mặt với một bài toán khó. Trong khi các đảng CDU/CSU và SPD đã đồng thuận giữ bí mật việc cung cấp vũ khí nhằm tránh tiết lộ thông tin cho Nga, thì lãnh đạo nhóm nghị sĩ SPD, ông Matthias Miersch, lại công khai phản đối việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus chỉ vài ngày sau khi chính ông Klingbeil khẳng định quan điểm giữ kín.
Phát biểu của Miersch không chỉ đi ngược với tuyên bố của Thủ tướng mà còn vô tình gửi thông điệp tới Điện Kremlin rằng nội bộ chính phủ Đức đang thiếu sự thống nhất.
Trong thời điểm nhạy cảm trước thềm các cuộc đàm phán, hành động này đặt ra câu hỏi lớn: liệu SPD có đang tiếp tục đường lối mềm mỏng như dưới thời Thủ tướng Scholz?
Việc chính sách đối ngoại bị chia rẽ sâu sắc trong chính phủ Đức đang trở thành thách thức lớn nhất đối với cả ông Merz và Klingbeil.
Hệ thống pháo phản lực GMARS – vũ khí chiến lược của NATO trong tương lai
Trong khi chính trường Đức đang bận rộn với các tranh cãi đối ngoại, hệ thống pháo phản lực đa nòng GMARS đang thu hút sự chú ý như một phần trong chiến lược tái vũ trang Ukraine.
GMARS được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và có khả năng bắn tất cả các loại tên lửa của hệ thống MLRS do Lockheed Martin phát triển.
Với tầm bắn vượt quá 400 km và hệ thống dẫn đường kết hợp giữa GPS và quán tính, GMARS được đánh giá là có khả năng cung cấp hỏa lực chính xác tầm xa.
Trong tương lai, khả năng này còn có thể được mở rộng nhờ các đột phá công nghệ tên lửa. Phạm vi hoạt động của phương tiện đạt khoảng 700 km, khiến GMARS trở thành một tài sản chiến lược trong lực lượng vũ trang NATO.
Phạm Hương - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC biên dịch
Theo BILD
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC