Đức đẩy mạnh đầu tư quốc phòng, hướng tới tự chủ an ninh vào năm 2030

An ninh là cái giá của tự do: Đức đặt mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 3,5% GDP và trở thành lực lượng chủ chốt trong bảo vệ châu Âu.

1 Duc Day Manh Dau Tu Quoc Phong Huong Toi Tu Chu An Ninh Vao Nam 2030

Bavaria – trung tâm công nghệ quốc phòng của châu Âu

Chính phủ Đức tuyên bố không còn giới hạn cho việc đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng. Mục tiêu là đến năm 2030, nước Đức phải có đủ năng lực tự vệ để bảo vệ hiệu quả biên giới quốc gia cũng như đóng vai trò trụ cột trong khối NATO.

2 Duc Day Manh Dau Tu Quoc Phong Huong Toi Tu Chu An Ninh Vao Nam 2030

Ảnh từ trang FB Markus Söder

Bavaria, với 150 công ty công nghiệp quốc phòng, 120.000 lao động và doanh thu lên đến 7 tỷ euro, đang nổi lên là địa điểm chiến lược cho sự phát triển công nghệ quốc phòng tiên tiến trong toàn châu Âu.

Đầu tư lớn, tầm nhìn dài hạn

Chính phủ Đức đang hướng tới mức đầu tư tối thiểu 3,5% GDP cho quốc phòng và Quân đội Liên bang (Bundeswehr), với kỳ vọng 25% trong số các đơn đặt hàng quốc phòng sẽ được chuyển giao cho các doanh nghiệp tại Bavaria.

Để chuẩn bị cho bước chuyển mình này, một hội nghị thượng đỉnh về quốc phòng và vũ khí đã được tổ chức, quy tụ sự tham gia của các doanh nghiệp an ninh, công ty khởi nghiệp, trường đại học và sáu bộ ngành quan trọng.

Tăng cường phòng không và hiện đại hóa quân đội

Một trong những ưu tiên hàng đầu là phát triển hệ thống phòng không hiện đại, bao gồm việc triển khai lá chắn tên lửa và xây dựng lực lượng máy bay không người lái nội địa.

Ngoài ra, Đức cũng sẽ đầu tư vào các vệ tinh tối tân, hệ thống phản gián, cũng như hiện đại hóa lực lượng truyền thống như máy bay chiến đấu, xe tăng và tàu khu trục.

Kết thúc sự kỳ thị ngành quốc phòng, hướng tới pháp lý hóa cam kết

Chính phủ nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt mọi hành vi tẩy chay ngành công nghiệp quốc phòng – kể cả trên thị trường tài chính. Đồng thời, đề xuất xây dựng một đạo luật quốc phòng cấp quốc gia theo mô hình thành công của bang Bavaria để bảo đảm sự nhất quán, kế hoạch dài hạn và cam kết mua sắm rõ ràng trong 10 năm.

Mạnh mẽ hơn, độc lập hơn trong liên minh xuyên Đại Tây Dương

Dù luôn coi Mỹ là đối tác chiến lược và duy trì lập trường ủng hộ quan hệ xuyên Đại Tây Dương, Đức xác định cần xây dựng một lực lượng quân sự vững mạnh và độc lập hơn. Với vai trò đầu tàu trong an ninh châu Âu, Đức không chỉ bảo vệ chính mình mà còn góp phần ổn định an ninh toàn lục địa.

Thu Phương - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan