Những khó khăn đằng sau biểu tượng đồng euro

Những khó khăn đằng sau biểu tượng đồng euro

Giá trị của những đồng xu euro gửi lại để "boa" tại quán rượu hoặc nhà hàng đã dao động lên xuống trong 17 năm kể từ khi chúng được đưa vào lưu thông, giống như với mọi loại tiền khác. Cái khác ở đồng euro là giá trị cuối cùng của nó luôn không chỉ là vấn đề tiền tệ.

132 1 Nhung Kho Khan Dang Sau Bieu Tuong Dong Euro

Một việc xem xét quan trọng là tên của nó phải như nhau ở tất cả các ngôn ngữ chính thức của Châu Âu và quan trọng là biểu tượng

Thật vậy, khó để nghĩ một loại tiền tệ khác lại được tạo ra với tham vọng và chủ nghĩa lý tưởng chính trị cao đến vậy, và với thảm kịch Brexit đang lướt qua và những căng thẳng nội tại thì điều này lại đúng hơn bao giờ hết.

Là một trong những loại tiền tệ mới nhất trên thế giới, việc thai nghén dài hàng thập kỷ và việc ra đời kéo dài của đồng euro đã được ghi chép lại một cách tỉ mỉ. Đó là các cuộc họp, cuộc đàm phán, hiệp ước triền miên, các người chủ trò gần như chỉ bao gồm các chính trị gia và công chức. Nói cách khác, câu chuyện dông dài có lẽ chỉ là định ra nhịp đập của cuộc đua lịch sử kinh tế. Hoàn toàn bí ẩn hơn - và gây tranh cãi hơn - là cách mà đồng euro có được biểu tượng như toàn thế giới biết đến ngày nay.

Tên của đồng tiền mới này được chọn ở Madrid năm 1995. Đề xuất được cho là của một giáo viên người Bỉ và thích tiếng Esperanto, "euro" đã thắng hết loạt các tên được đề xuất khác, kể cả tên "ducat' khó cưỡng nổi. Một việc xem xét quan trọng là tên của nó phải như nhau ở tất cả các ngôn ngữ chính thức của Châu Âu và quan trọng là biểu tượng của nó phải đồng nhất.

Không giống như các biểu tượng tiền tệ cũ đã được phát triển hữu cơ qua nhiều thế kỷ, biểu tượng đồng euro được thiết kế bởi ủy ban. Nó phải gồm ba yếu tố chính: nó phải là một biểu tượng rất dễ nhận biết của Châu Âu, nó phải phản ánh các biểu tượng tiền tệ nổi tiếng hiện có, và nó trông phải đẹp và dễ viết bằng tay. Ủy Ban Châu Âu đã nhận được hơn 30 thiết kế. Con số này được chọn lọc, còn lại 10 và được gửi cho công chúng. Hai thiết kế vượt trội lên so với số còn lại, chúng được gửi trình Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jacques Santer và Yves-Thibault de Silguy, ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính, để lựa chọn lấy một.

Khi biểu tượng được chọn và công bố vào tháng 12/1996, nó đã được hoan nghênh bởi tờ báo The European (nay không còn) là "chính xác và chắc chắn, giống như một bánh quấn thừng kiểu cổ".

Ở nơi khác, nó gây ra sự nhầm lẫn. Một chữ 'C' bị chia đôi bởi hai thanh ngang?

À, không, nó thực sự được lấy cảm hứng từ chữ epsilon Hy Lạp. Một sự ám chỉ đến cái nôi của nền văn minh Châu Âu, nó nhấn mạnh tính liên tục lịch sử - như chính thiết kế của đồng tiền giấy sẽ làm - đồng thời gợi lên một chữ 'E' của từ 'Europe'. Mối liên hệ cổ điển có vẻ trở nên mỉa mai khi năm 2010 cuộc khủng hoảng cứu trợ Hy Lạp đã đe dọa sự ổn định của toàn bộ khu vực đồng euro.

Cũng như hai đường thẳng song song chạy qua trung tâm là để biểu thị sự ổn định.

132 2 Nhung Kho Khan Dang Sau Bieu Tuong Dong Euro

Bất luận ai thực sự thiết kế ra nó, biểu tượng đồng euro của Châu Âu, trên nhiều phương diện là đúng như cái mà nó đã trở thành.

Thật kỳ lạ, bây giờ gần như không thể lần ra được biểu tượng xếp thứ nhì trong cuộc thi nổi tiếng này. Nó phải tồn tại ở một hầm lưu trữ ở Brussels, nhưng tìm kiếm trên mạng ta thấy như thể biểu tượng đồng euro này đã từng được định sẵn như hiện nay từ lâu rồi. Cũng có sự mù mờ trong việc tham vấn ý kiến cộng đồng.

Có bao nhiêu công dân EU đã được hỏi?

Và họ thuộc quốc tịch nào? Đối với danh tính của các nhà thiết kế đằng sau biểu tượng đã chiến thắng - một hình ảnh được khắp thế giới biết sau một đêm- được biết có bốn người.

Cấu trúc hình học của biểu tượng này được quy định rõ ràng.

Tỷ lệ phải chính xác, các tông màu phía trước và nền cũng được quy định rõ. Khi các quan chức quyết định cấp bằng sáng chế thì đồng euro đã trở thành biểu tượng tiền tệ đầu tiên trên thế giới có bản quyền. Những việc trên làm các chuyên gia ngành in không hài lòng, họ đột nhiên phải đối mặt với việc đưa vào một biểu tượng in mới, hoặc ký tự, vào các phông chữ hiện có. Các ứng dụng máy tính cũng gặp khó khăn, dẫn đến các lỗi chuyển đổi mà thường thể hiện qua một dấu hỏi (?) ở biểu tượng này.

Đồng euro được phát hành ở dạng không phải tiền mặt, ví dụ như trong chuyển khoản điện tử, vào nửa đêm ngày 1 tháng 1 năm 1999.

Năm 2001, với 14,25 tỷ tiền giấy và 50 tỷ tiền xu được dự kiến lưu hành trên 11 quốc gia thành viên vào năm sau, có hai thách thức ký lạ xuất hiện trong tường thuật chính thức của EU. Biểu thị này đã bị chỉ trích vì giống với logo cũ của công ty điện tử Hoa Kỳ Commodore, nhưng công ty chuyên ngành ngoại hối Travelex của Anh đã tiến thêm một bước.

Cho rằng mình đã sử dụng một biểu tượng rất giống như vậy trong thư từ qua lại giữa một công ty con và các đối tác kinh doanh từ năm 1989, Travelex đã kiện Ủy Ban Châu Âu vi phạm thương hiệu. (Tòa án cuối cùng đã ra phán quyết có lợi cho Ủy Ban, khiến Travelex phải chịu một khoản tiền phải trả rất lớn.)

Rồi chỉ vài tháng sau, một người tên là Arthur Eisenmenger đã lên tiếng từ ngôi nhà nghỉ hưu của mình ở miền nam nước Đức, tuyên bố rằng chính ông là người đã tạo ra biểu tượng này hơn 25 năm trước, khi đang làm giám đốc thiết kế đồ họa cho Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu (ở thời đó).

Eisenmenger là người giám sát việc tạo ra lá cờ EU có vòng tròn các ngôi sao và nhãn hiệu kiểm soát chất lượng "CE" cho hàng tiêu dùng Châu Âu. Ông tuyên bố đã tạo ra biểu tượng euro như một biểu tượng cho Châu Âu nói chung. "Lúc đó, tôi không nghĩ đến đồng euro, nhưng chỉ là một cái gì đó tượng trưng cho Châu Âu," ông nói với tờ The Guardian.

Bất luận ai thực sự thiết kế ra nó, biểu tượng này của Châu Âu, về nhiều phương diện, là đúng như cái mà nó đã trở thành. Cùng với lá cờ Liên minh và Châu Âu Ca, nó đã vượt quá mục đích thực tế và nổi lên như một biểu tượng của dự án Châu Âu. Có lẽ bằng chứng lớn lao nhất về sự thành công của nó là ở điều sau đây: với tính linh hoạt của một biểu tượng thực sự bền lâu, giờ đây thậm chí nó còn được thấy trên cả biểu ngữ ủng hộ Brexit.

Nguồn: BBC


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan