Giáo viên, phụ huynh nêu ý kiến việc học sinh đứng cổng trường "chào ô tô"

Giáo viên, phụ huynh nêu ý kiến việc học sinh đứng cổng trường "chào ô tô"

Với thầy cô, học sinh chăm chỉ, học tốt, biết cư xử đúng mực mới chính là sự tôn trọng. Còn về giao tiếp chỉ nên chào hỏi, biết ơn trong chừng mực, chứ không phải cứ cúi gập người như thế mới là lễ nghĩa

Hình ảnh 2 học sinh ở Thanh Hóa đứng giữa trời lạnh giá, cúi đầu chào mỗi khi ô tô của giáo viên đi vào trường đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

"Việc chào như thế là miễn cưỡng cho học sinh"

Những ngày gần đây, câu chuyện 2 học sinh Trường THCS Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hóa đứng ở cổng trường giữa trời lạnh giá, cúi người chào mỗi khi thấy ô tô của giáo viên đi vào, đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Về sự việc trên, theo một giáo viên (xin được giấu tên), công tác ở một trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, về quan điểm giáo dục, nhà trường nào giáo dục được học sinh trong trường, cũng như ra ngoài xã hội, khi gặp người lớn tuổi, thầy, cô giáo… đều lễ phép như thế là rất tốt.

"Xuất phát từ tấm lòng của học sinh lễ phép như thế thì tốt quá. Các trường ở thành phố hầu như đều có đội xung kích, cờ đỏ trực ở cổng trường nhằm mục đích xem học sinh trước khi vào trường đã thực hiện nề nếp, đồng phục, nội quy của nhà trường chưa.

Đồng thời, đội cờ đỏ, xung kích giúp nhà trường sàng lọc bớt những học sinh mang vũ khí, hung khí bị nghiêm cấm vào trường. Trên thực tế, các học sinh trong đội cờ đỏ đã làm được", vị giáo viên chia sẻ.

1 Giao Vien Phu Huynh Neu Y Kien Viec Hoc Sinh Dung Cong Truong Chao O To

Hình ảnh 2 học sinh cúi người chào khi thấy ô tô của giáo viên vào cổng trường (Ảnh cắt từ clip).

Qua tìm hiểu được biết, Trường THCS Trần Mai Ninh có 2 cổng, một cổng dành riêng cho giáo viên và một cổng cho học sinh vào trường. Theo giáo viên trên, việc điều học sinh ra đứng như thế là không hợp lý, đặc biệt trong điều kiện lạnh giá. Trong khi đó, hầu như các thầy, cô đi ô tô, việc chào như thế là miễn cưỡng cho học sinh.

"Thời gian qua, lực lượng công an đã có sự phối, kết hợp với các đơn vị trường học về việc tuyên truyền học sinh đi xe đạp điện, máy điện khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm.

Trường hợp, học sinh đi xe đạp điện, máy điện đến cổng trường, không đội mũ bảo hiểm, đội cờ đỏ giúp nhà trường theo dõi để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở học sinh.

Nói chung, xây dựng được đội tự quản giúp nhà trường quản lý tốt nề nếp, phát huy được tính lễ phép là tốt. Còn trong trường hợp này, không nhất thiết hôm nào học sinh cũng phải đứng ở cổng để chào các thầy, cô giáo", giáo viên cho biết.

Khi được hỏi về hình ảnh học sinh đứng ở cổng trường, cúi chào mỗi khi giáo viên đi ô tô vào trường, nhiều giáo viên khác cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình.

Các giáo viên được hỏi đều cho rằng, việc đội cờ đỏ trực ở cổng trường để duy trì nề nếp, nội quy của nhà trường là cần thiết, tuy nhiên phải linh hoạt trong các điều kiện khác nhau.

"Mọi người bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau"

Nêu quan điểm về sự việc trên, theo một phụ huynh có con học ở bậc THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, học sinh tôn trọng thầy, cô giáo là điều đương nhiên. Điều đó không chỉ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, còn là một biểu hiện của xã hội văn minh, mọi người bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

"Tuy vậy, tôi không thấy được tinh thần ấy qua hình ảnh các học sinh đứng cúi gập người chào thầy cô điều khiển ô tô qua cổng trường, chưa kể sự việc diễn ra trong thời tiết lạnh giá", vị phụ huynh nêu quan điểm.

Theo quan điểm của phụ huynh trên, nhà trường nên bỏ hình thức này, tập trung vào giáo dục đạo đức bằng cách khác như thầy cô nêu gương sáng, làm nhiều việc tốt, có ích, hết lòng vì học sinh, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn…

"", vị phụ huynh chia sẻ.

Anh M., phụ huynh có con học tại Trường THCS Trần Mai Ninh, chia sẻ: "Nhiều lần đưa con đi học, tôi cũng chứng kiến hình ảnh trên. Như cô hiệu trưởng giải thích, nhà trường có 2 cổng, việc phân luồng học sinh đi cổng trước và giáo viên đi cổng sau đã có công văn chỉ đạo, vậy bố trí học sinh đứng ở cổng có giáo viên vào làm gì".

Nguồn: Báo điện tử Dân trí


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan