Các thủ tục cần thiết khi mua xe ở Đức

Các thủ tục cần thiết khi mua xe ở Đức

Ô tô ở Đức thường là còn trong tình trạng kỹ thuật và chất lượng bề ngoài còn rất tốt, trong nhiều trường hợp xe còn có đầy đủ lữu trữ như sổ chăm sóc xe cũng như xuất xứ của xe.

132 1 Cac Thu Tuc Can Thiet Khi Mua Xe O Duc

1. Ở Đức mua Ô tô cũ ở đâu?

Các bãi Ô tô hoặc các hãng xe

Ưu điểm đầu tiên và trên hết là gần nhà, bạn có thể xem tận mắt, sờ tận tay.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có một xe vừa ngay ý mình.

bãi Ô tô thì đa dạng hơn về mẫu mã, hãng xe cũng như chất lượng, từ siêu cũ cho đến cũ vừa và hơi mới.

Ở các Autohaus đa phần chỉ chuyên bán xe của chính hãng, ví dụ Autohaus VW thì 90% là các xe VW, 10% còn lại lác đác vài xe Audi.

Xe ở Autohaus luôn được kiểm tra kĩ, sửa chữa và trau chuốc lại trước khi mang ra bày bán nên nhìn chung xe vẫn rất mới mà giá cũng khá đắt.

Mua xe trên mạng

Ưu điểm là muốn gì có nấy, tìm kiếm linh hoạt. Nhược điểm là có khi nằm hơi xa nơi bạn ở.

Chúng ta có thể tùy chỉnh tìm kiếm trong vòng bán kính bao nhiêu km kể từ nhà bạn.

Trang mua bán Ô tô cũ rầm rộ và uy tín nhất ở Đức là trang này:

www.autoscout24.de

Ở đấy bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn từ hãng xe (Automarke) cho đến đời sản xuất (Erstzulassung).

 

Qua người quen giới thiệu

Ờ thôi nghỉ đi, vì như thế làm gì có sự lựa chọn. Chỉ có chọn mua hoặc không mua thôi. 

2. Chọn xe

Mua Ô tô, ngoài việc chọn hãng xe, đời xe (Modell) mình thích ra thì giá cả là điều đầu tiên chúng ta chú ý.

Nhưng giá cả như thế nào là hợp lý cho một chiếc xe?

Điều này phụ thuộc thuộc nhiều vào tình trạng xe và quan trọng hơn cả là bạn định nghĩa như thế nào là hợp lý và là xe trong khuôn khổ bạn sẽ mua được.

Hãng xe, mẫu mã

Hãng xe, Modell tùy thuộc vào sở thích cá nhân.

Ví dụ như Audi thiết kế trẻ trung, năng động hợp với người trẻ. Mercedes Benz thì hợp với những người trung niên, có tí tuổi vì thiết kế sang trọng, passt perfekt cho doanh nhân. VW lại có ưu điểm hợp với mọi lựa tuổi.

Kiểu dáng xe

Cũng khá là quan trọng vì nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và “khả năng” lái xe. 

Những bạn có gia đình hay con nhỏ thường có xu hướng chọn xe có cốp rộng để còn chở xe đẩy cho con, ví dụ như VW Sharan là một xe có cốp xe có thể chứa cả một cái nhà thu nhỏ.

Bạn nào thích phượt và thích hóng gió cũng có thể chọn một xemui trần (Cabrio).

Một điểm đáng lưu ý nữa đó là bên này di chuyển trên đường Autobahn (cao tốc) rất nhiều.

Những xe cao to như VW Sharan chẳng hạn, thường rất chao đảo khi chạy tốc độ nhanh tạo cảm giác như xe bị rung.

Hôm nào có gió thì cảm giác như đang chơi lướt sóng, không phù hợp với những bạn tay lái còn yếu vì có thể sẽ bị run khi cầm lái. 

Ngày sản xuất và số Km đã chạy

Gọi là ngày sản xuất thì không đúng, nếu dịch ra tiếng Việt thì chính xác từ Erstzulassung có nghĩa là lần đầu tiên được đưa vào sử dụng, tuy nhiên người Đức lại dùng cụm từ này để chỉ năm sản xuất :/.

Thông qua Kilometerstand sẽ biết được xe đã chạy nhiều hay chưa, qua đó cũng đoán được “tình hình” của máy xe. 2 yếu tố trên là điểm tiên quyết để định giá xe.

Nhiên liệu

Nhiên liệu cũng có nhiều loại nhưng thường sẽ phân vân giữa việc chọn xe chạy dầu (Diesel) hay chạy xăng (Benzin). Nếu xe thường sử dụng cho những quãng đường dài thì nên chọn xe dầu, sẽ tốt cho máy xe hơn. Hơn nữa xe dầu càng chạy xa thì máy sẽ càng êm.

Xe chạy xăng thích hợp cho những người đi ít hoặc chạy đường ngắn, phải dừng nhiều (ví dụ như trong thành phố).

Tuy nhiên xe chạy xăng đi đường xa thì càng chạy máy càng bị “ì”.

Ngoài ra lương tiêu thụ nhiên liệu (Kraftstoffverbrauch) cũng là vấn đề đáng để suy xét, xe quá “ngốn” nhiên liệu thì sau này “nuôi” xe cũng đắt đỏ.

 

Getriebe: Automatik (xe tự động) hoặc Schaltgetrieb (xe số)

Cái này cũng tùy vào sở thích và nhu cầu của mỗi người. Xe tự động hay bị gầm khi tăng tốc nên mình không mê lắm.

Ausstattung (Nội thất)

Đa số mọi người thường quan tâm xem sẽ đã có Navigation (chỉ đường) chưa, đầu CD hay Bluetooth, Klimaanlage (điều hòa)… một vài người sẽ chú ý thêm Sitzheizung (lò sười ghế), Tempomat (chức năng điều chỉnh tốc độ, tức là nếu bạn muốn chạy 50km/h thì khi đạt đến tốc độ dấy bạn chỉ việc ấn nút và xe sẽ giữ nguyên vận tốc 50km/h, lúc này bạn ko cần phải đạp chân gas nữa.

Ngoài ra ABS (hệ thống chống bó phanh) cũng khá quan trọng, nó giúp cho bánh xe không bị bó cứng khi phanh, chống lại việc bánh xe bị trượt dài. Airbag (túi khí) cũng sẽ giúp giữ an toàn cho mình trong trường hợp không may.

 

Zustand (Tình trạng xe)

Ở bên Đức cứ 2 năm xe phải làm TÜV một lần, nên cũng nên kiểm tra xem lần làm TÜV kế tiếp là khi nào. TÜV là kiểm tra độ an toàn của xe để xem xe có đủ tiêu chuẩn lưu thông trên đường hay không.

Làm TÜV bao gồm HU (Hauptuntersuchung) – kiểm tra chung và AU (Abgasuntersuchung) – kiểm tra chỉ số khí thải.

 

Lưu ý khác

Ngoài những cái liệt kệ trên, nhiều người còn có những yêu cầu khắt khe khác ví dụ như: xe đã từng bị tai nạn hay chưa, có thay đổi phụ kiện hay sửa sang gì ko, có bánh xe dự phòng/sơ cua không, có lốp xe mùa đông và mùa hè đầy đủ không?…

Tốt nhất các bạn nên đề nghị được chạy thử xe để kiểm tra độ êm của máy, thắng/phanh xe có ăn không, cần gạt kính làm việc có tốt không, lò sưởi, máy lạnh hoạt động ổn không… vân vân và mây mây.

 

Điều gì là quan trọng để hỏi:

  • Tình trạng kỹ thuật của xe – Xe đã bị đâm chưa? Có dấu hiệu bị hư hỏng hoặc trục trặc bên trong không? Những sửa chữa định kỳ đã được làm chưa?
  • Lịch sử hoạt động – từ các cuốn sổ chăm sóc xe có thể đọc toàn bộ lịch sử của chiếc xe, bao gồm cả số km.
  • Nguồn gốc và lịch sử của chiếc xe – Điều này chúng ta nên hỏi để biết có bao nhiêu chủ sở hữu chiếc xe, xe có được mua tại Đức không hay kéo từ nước khác về, xe có được bảo trì thường xuyên không và sắp tới phải thay những gì.
  • Bằng kỹ thuật xe – Có bằng kỹ thuật bản gốc của xe không?

Thanh toán và nhận xe​

Thời gian làm giấy tờ bạn nêu ưu tiên vào buổi sáng, vậy nên hãy gọi điện đăng ký đặt cọc xe trước, khi đó bạn có thể trong một ngày mà có thể xử lý hết được đống giấy tờ và thủ tục sang tên xe.

Khi đến xem xe, chắc chắn bạn hãy yêu cầu người bán cho chạy thử xe. Và kiểm tra xem những thông số đăng trên mạng có khớp với tình trạng của xe không.

Sau đó bạn có thể yêu cầu người bán soạn một bản hợp đồng mua bán, hợp đồng này bạn nên đọc kỹ.

Bạn cũng nên kiểm tra bằng kỹ thuật xe xem thông tin xe có khớp không và bắt đầu tiến hành mang xe đi sang tên.

Lấy thương hiệu nhập khẩu​

Bảo hiểm xe

Trong những thành phố lớn, gần văn phòng đăng ký xe, bạn có thể sẽ tìm thấy một số các chi nhánh bảo hiểm, nơi bạn có thể làm hợp đồng và xin biển cấp tạm thời.

Lệ phí mất khoảng 50-150 euro, theo thời hạn của chính sách quốc tế.

Giấy tờ xe

Sau khi có đủ những văn bản bạn đến cơ quan đăng ký nơi họ sẽ tiến hành kiểm tra mã VIN của xe và đăng ký cho bạn là chủ sở hữu của chiếc xe vào bảng kỹ thuật lớn, và sau đó bạn sẽ được cấp bảng kỹ thuật nhỏ và giấy chứng nhận đăng ký.

Ngoài ra, bạn sẽ được cấp một biển số mới (Đây mới chỉ là số chứ chưa có biển).

Để có biển bạn phải bỏ thêm tiền túi ra, bằng cách tìm một chi nhánh của các công ty bảo hiểm, nơi bạn làm bảo hiểm bắt buộc. Giá của biển số quốc tế mới là 60 euro. 

Theo: Thông tin Nước Đức - Deutschland

 

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan