Nga: Doanh thu các ‘ông lớn’ năng lượng giảm sâu, nợ công tăng vọt

Nga: Doanh thu các ‘ông lớn’ năng lượng giảm sâu, nợ công tăng vọt

Trong bản đánh giá ổn định tài chính mới đây, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết doanh thu của các nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên lớn nhất của Nga đã giảm 41% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay do khối lượng xuất khẩu và giá cả đều giảm.

Doanh thu năng lượng giảm

Theo CBR, giá loại dầu Urals hàng đầu của Nga trong 3 quý vừa qua đã giảm trung bình 26%, trong khi xuất khẩu qua mạng lưới độc quyền đường ống dẫn dầu Transneft giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ, Nhóm 7 nước công nghiệp tiên tiến (G7) và Úc đã áp đặt mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu của Nga vào tháng 12/2022. Các nhà sản xuất dầu của Nga đã phải chuyển nguồn cung từ các thị trường truyền thống ở châu Âu sang Trung Quốc và Ấn Độ, dẫn đến những thách thức trong việc thanh toán.

1 Nga Doanh Thu Cac Ong Lon Nang Luong Giam Sau No Cong Tang Vot

Giá loại dầu Urals hàng đầu của Nga trong 3 quý vừa qua đã giảm trung bình 26%.

Hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho hay hợp tác thương mại giữa Nga và Ấn Độ, hiện là khách hàng mua dầu đường biển lớn nhất của Nga, gần như tan vỡ trong tháng 7 vì Ấn Độ muốn thanh toán bằng đồng rupee và ngân hàng trung ương Nga đã thông báo với các nhà xuất khẩu rằng họ sẽ không chấp nhận đồng tiền này.

Các nguồn tin cho biết, như một giải pháp tạm thời, các mặt hàng năng lượng của Nga được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng đô la Hồng Kông và đồng dirham của UAE.

Ông Igor Sechin, người đứng đầu tập đoàn năng lượng khổng lồ Rosneft của Nga, ngày 29/11 đã lên tiếng chỉ trích ngân hàng trung ương về điều mà ông gọi là thất bại trong việc thiết lập cơ chế thanh toán xuyên biên giới.

Trong cuộc đánh giá ngày 30/11, CBR cho biết tỷ trọng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong thanh toán cho tất cả hàng xuất khẩu của Nga đã tăng lên 35% trong tháng 9 từ mức 13% trong tháng 1, trong khi tỷ trọng đồng ruble ở mức 39%.

Ngân hàng này cho biết những thay đổi về điểm đến, dòng chảy thương mại và hệ thống thanh toán có nghĩa là việc nhận thanh toán cho dầu thô và các sản phẩm dầu sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Nợ công Nga tăng vọt

Hãng tin RIA Novosti ngày 30/11 dẫn dữ liệu cho thấy khoản vay của Chính phủ Nga từ tháng 1 đến tháng 9 đã tăng 11,6% do chính phủ vay vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách, chiếm 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga.

2 Nga Doanh Thu Cac Ong Lon Nang Luong Giam Sau No Cong Tang Vot

Nền kinh tế Nga đã phải đối mặt với những cơn gió ngược nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Dù vậy, các quan chức Nga chỉ ra rằng ngay cả với mức tăng đáng chú ý, nợ quốc gia vẫn ở mức dưới 20% GDP, khiến Nga nằm trong số những quốc gia có mức nợ nhà nước thấp nhất. Để so sánh, nợ nhà nước ở Mỹ và Ý vượt quá 100% GDP, trong khi ở Nhật Bản là 260%. 

Theo các nhà kinh tế, tăng trưởng nợ công của Nga vẫn ở mức vừa phải do thâm hụt ngân sách thấp do nước này tiếp tục đầu tư vào các dự án và ngành công nghiệp lớn bất chấp sức ép trừng phạt chưa từng có từ phương Tây.  

Bộ Tài chính cho biết việc tăng vay nợ nhà nước đã giúp Nga giảm một nửa thâm hụt ngân sách. 

Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, thâm hụt ngân sách của Nga đã thu hẹp và sẽ thấp hơn đáng kể so với dự đoán trước đây của chính phủ khi doanh thu từ năng lượng và nền kinh tế nói chung đã phục hồi. 

Bộ tài chính Nga hiện dự kiến thâm hụt ngân sách năm nay vào khoảng 1% GDP, thấp hơn đáng kể so với các dự báo trước đó rằng thâm hụt ở mức 2,9 nghìn tỷ rúp (32,8 tỷ USD), tương đương 2% GDP.

Nền kinh tế Nga đã phải đối mặt với những cơn gió ngược nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây trong 20 tháng qua liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Khối tài sản nước ngoài trị giá hàng trăm tỷ USD của nước này bị đóng băng và khả năng tiếp cận hầu hết các thị trường phương Tây của Nga bị đóng cửa. Do các lệnh trừng phạt, GDP của nước này đã giảm 2,1% vào năm 2022.

Lê Anh Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance

Theo RT, Reuters

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan