Châu Âu bác bỏ đề xuất của Mỹ về chủ quyền bán đảo Crimea

Các lãnh đạo châu Âu đã bác bỏ đề xuất của Mỹ về việc công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea như một phần của dự thảo thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine.

Các quan chức châu Âu nói rằng việc công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea có thể gây ra rạn nứt trong NATO và buộc những quốc gia ủng hộ Kiev phải lựa chọn giữa việc ở lại với Ukraine hoặc đứng về phía Mỹ.

Theo báo cáo, nhóm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cho Ukraine một đề xuất thỏa thuận chấp nhận hoặc từ bỏ, bao gồm cả việc Washington chính thức công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga. Phó Tổng thống Mỹ Vance cũng đã đề xuất đóng băng xung đột Nga - Ukraine theo các tuyến kiểm soát hiện tại.

Một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu cho biết sẽ không thể chấp nhận đề xuất của Mỹ, trong khi một quan chức EU tuyên bố: "Crimea và nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine trong tương lai là ranh giới đỏ đối với chúng tôi".

Tổng thống Ukraine Zelensky đã từ chối xem xét việc nhượng lại Crimea, tuyên bố rằng hiến pháp của nước này cấm một động thái như vậy.

1 Chau Au Bac Bo De Xuat Cua My Ve Chu Quyen Ban Dao Crimea

Ông Trump lưu ý rằng ông thấy đàm phán với Nga dễ hơn là với ông Zelensky (Ảnh: Getty Images)

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích lập trường của Tổng thống Zelensky, cho rằng điều là rất có hại cho các cuộc đàm phán hòa bình. Ông Trump viết trên mạng xã hội vào tuần này, trong đó tuyên bố: "Crimea đã mất từ ​​nhiều năm trước. Ông Zelensky có thể có hòa bình hoặc có thể chiến đấu thêm 3 năm nữa trước khi mất toàn bộ đất nước".

Giới phân tích nhận định nếu Tổng thống Trump đơn phương công nhận Crimea thuộc lãnh thổ Nga hoặc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Moscow, điều đó có thể gây ra sự chia rẽ nghiêm trọng trong NATO cũng như EU.

Chính quyền Trump gần đây đã cảnh báo rằng Mỹ có thể chấm dứt sự tham gia của mình vào các cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine nếu không sớm có tiến triển, nhưng cũng lưu ý rằng ông thấy đàm phán với Nga dễ hơn là với ông Zelensky.

Theo EURO News


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan