Thủ tướng Đức Merkel không muốn có các cuộc đàm phán song song

Giới kinh tế Đức lo ngại những hậu quả của Brexit đối với hoạt động xuất khẩu và tình hình công ăn việc làm tại Đức, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Giới kinh tế Đức lo ngại những hậu quả của Brexit đối với hoạt động xuất khẩu và tình hình công ăn việc làm tại Đức, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Ngay sau khi nước Anh chính thức thông báo rút ra khỏi EU, vào hôm 29/03/2019, thủ tướng Đức Angela Merkel đã lấy làm tiếc về quyết định này nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ cứng rắn, không chấp nhận đề nghị của Luân Đôn muốn tiến hành đàm phán về các điều kiện ra khỏi EU cùng lúc với các cuộc thương lượng về quan hệ đối tác song phương trong tương lai.

Thủ tướng Đức Merkel không muốn có các cuộc đàm phán song song - 0Thủ tướng Đức Angela Merkel, ảnh ngày 16/03/2017.REUTERS/Hannibal Hanschke

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình :

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố :

Chúng ta, những nước thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, sẽ tiến hành các cuộc thương lượng một cách đúng đắn và cân bằng. Lãnh đạo Đức lấy làm tiếc về quyết định của Anh, đồng thời cũng mong muốn là nước Anh và Liên Hiệp Châu Âu vẫn sẽ là những đối tác gần gũi và cùng chia sẻ các giá trị chung.

Cho dù có những tuyên bố hòa dịu như vậy, nhưng thủ tướng Đức vẫn ủng hộ đường lối cứng rắn của Bruxelles và chống lại việc tiến hành các cuộc thương lượng về quan hệ trong tương lai giữa Luân Đôn và Bruxelles, trước khi đạt được thỏa thuận về các điều kiện nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Như vậy, bà Merkel đã bác bỏ một cách gián tiếp mong muốn của thủ tướng Anh Theresa May tiến hành đàm phán song song hai hồ sơ này.

Với việc nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, nước Đức mất đi một đồng minh truyền thống chia sẻ các quan điểm chung về tự do kinh tế hoặc sự gần gũi với Hoa Kỳ.

Giới kinh tế Đức lo ngại những hậu quả của Brexit đối với hoạt động xuất khẩu và tình hình công ăn việc làm tại Đức, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Đặc biệt là Đức có nguy cơ phải gia tăng đóng góp cho ngân sách châu Âu sau Brexit, và mức đóng góp này có thể tăng tới 25%.

Nguồn: RFI


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan