Đức thử nghiệm phát trợ cấp bằng thẻ thanh toán cho người xin tị nạn

Đức thử nghiệm phát trợ cấp bằng thẻ thanh toán cho người xin tị nạn

Những người xin tị nạn ở Đức có thể sớm nhận được trợ cấp xã hội bằng thẻ ghi nợ trả trước thay vì tiền mặt. Một số cộng đồng đã bắt đầu chương trình này.Hướng đến nhiều mục tiêu

1 Duc Thu Nghiem Phat Tro Cap Bang The Thanh Toan Cho Nguoi Xin Ti Nan

 

Đã hai tháng rưỡi kể từ khi thị trấn nhỏ đẹp như tranh vẽ Greiz, bang Thuringia, trở thành một trong những nơi đầu tiên ở Đức giới thiệu chương trình thẻ ghi nợ trả trước cho người xin tị nạn. Theo bà Martina Schweinsburg, một quan chức của bang, điều này đã giảm bớt rất nhiều căng thẳng ở thị trấn nhỏ phía đông nước Đức.

“Khi họ vào siêu thị mua đồ tạp hóa với giá 20 euro rồi giở một gói tiền để rút ra tờ 100 euro thì điều đó không gây ấn tượng tốt. Chúng tôi muốn mang lại không khí thoải mái”, bà Schweinsburg nói.

Thành phố Baravia ở Hamburg là nơi đầu tiên thực hiện kế hoạch này và các bang khác của Đức cũng đang làm theo. Mặc dù thẻ thanh toán có nhiều phiên bản khác nhau nhưng mô hình ở Greiz rất đơn giản: Những người xin tị nạn sẽ nhận được phần lớn số tiền trợ cấp hàng tháng trị giá 496 euro (533 USD) được đưa vào một thẻ chip đặc biệt, trong khi phần còn lại - “tiền tiêu vặt” khoảng 100 euro (tùy trường hợp) - được trả bằng tiền mặt.

2 Duc Thu Nghiem Phat Tro Cap Bang The Thanh Toan Cho Nguoi Xin Ti Nan

Greiz, thị trấn 22.000 dân ở bang Thuringia, nước Đức bắt đầu cấp thẻ ghi nợ cho người tị nạn thay vì tiền mặt

Greiz có 730 người xin tị nạn. Hiện tại, khoảng 200 người trong số họ đã chuyển sang sử dụng thẻ, những người còn lại sẽ được trả trợ cấp vào thẻ từ đầu tháng 3.

Thẻ có thể được sử dụng tại bất kỳ cửa hàng nào chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng Mastercard, nhưng chỉ những cửa hàng nằm trong mã bưu điện Greiz và không thể sử dụng để mua hàng qua Internet. Greiz, giống như Đức nói chung, không đặc biệt thân thiện với thẻ tín dụng, chẳng hạn, các quán cà phê và quầy thức ăn nhanh, quầy hàng thực phẩm châu Á và Trung Đông… phần lớn vẫn chỉ sử dụng tiền mặt.

Nhưng trên hết, mục đích của sáng kiến phát thẻ thanh toán, dự kiến sẽ được chính quyền các bang trên khắp nước Đức triển khai trong năm tới, là nhằm ngăn chặn tiền trợ cấp được gửi ra nước ngoài để trả cho những kẻ buôn người hoặc gia đình của người xin tị nạn ở nước ngoài.

Bà Schweinsburg cho biết, một phụ nữ đến từ Trung Đông phàn nàn rằng cô ấy không thể trả hết nợ ở nhà. “Đồng nghiệp của tôi nói rõ rằng số tiền trợ cấp để trang trải cuộc sống ở Đức chứ không phải cho các khoản nợ ở quê nhà, cô ấy mới không nói gì”, bà kể. Lại có trường hợp 15 người của 3 gia đình “đến từ Nam Tư cũ” từ chối thẻ và rời đi không nói lý do, nhưng rất có thể là vì thẻ thanh toán đó.

Vẫn có ý kiến trái chiều

Ủy viên hội đồng thị trấn Holger Steiniger đã bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch này, mặc dù đảng của ông chính thức phản đối thẻ thanh toán ở cấp quốc gia.

“Chúng có một số tác động tích cực vượt trội hơn so với nhược điểm.

Với thẻ thanh toán này, mọi người có thể đi mua sắm nhưng họ không thể rút tiền mặt và không có cách nào để trả tiền cho những kẻ buôn người hay bất cứ thứ gì khác”, ông nói.

Ủy viên Holger Steiniger cũng cho biết, hệ thống thẻ thanh toán đã loại bỏ rất nhiều vấn đề quan liêu và an ninh cho chính quyền địa phương, chủ yếu liên quan đến việc đảm bảo tất cả tiền mặt đều có sẵn vào ngày đầu tiên hàng tháng.

Điều duy nhất ông cảm thấy hạn chế là về mã bưu điện, thẻ thanh toán về cơ bản chỉ sử dụng trong một khu vực nhất định, nên phần nào hạn chế quyền tự do đi lại của những người xin tị nạn.

Ông Peter Lückmann, người đứng đầu tổ chức giúp đỡ người tị nạn Aufandhalt ở thị trấn Gera lân cận, nói rằng những người xin tị nạn mà ông đang giúp đỡ không hài lòng với kế hoạch này bởi thẻ thanh toán quá hạn chế.

“Nếu thẻ có thể sử dụng như thẻ ngân hàng bình thường để mua cà phê, thanh toán cho hiệu cắt tóc thì sẽ đáng để thử. Nhưng nó lại không thể được sử dụng ở mọi nơi”, ông Peter Lückmann nói.

Điều quan trọng khác là nhiều người dân địa phương tin rằng tiền trợ cấp sẽ ngay lập tức được chuyển ra nước ngoài, mặc dù không có bằng chứng rõ ràng nào về điều này. Ông Peter Lückmann lại cho rằng, người tị nạn có lý do chính đáng khi gửi tiền đi. Ông biết, nhiều người chắt chiu để gửi tiền về nhà bởi vì gia đình họ thực sự phụ thuộc vào số tiền đó để tồn tại.

Theo DW


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan