Chuyện hiếm có: BMW thắng kiện công ty BMN nhái logo và tên thương hiệu ở Trung Quốc

Trung Quốc vốn nổi tiếng là nơi bản quyền thương hiệu không được coi trọng khi có hàng trăm mẫu xe nhái liên tục thách thức “hàng xịn” nên việc BMW thắng kiện công ty BMN nhái logo và tên thương hiệu là chuyện lạ cũng không ngoa.

Chuyện hiếm có: BMW thắng kiện công ty BMN nhái logo và tên thương hiệu ở Trung Quốc - 0

Thương hiệu xe Đức nổi tiếng BMW bị nhái - Ảnh: leftlanenews.com

Tòa án Trung Quốc mới đây vừa tuyên phạt hai công ty nước này với những cáo buộc nhái tên gọi thương hiệu và logo của hãng xe Đức BMW. Khoản tiền phạt cho cả hai công ty là 3 triệu NDT tương đương 432.000 USD.

Đây là chuyện hiếm có tiền lệ tại thị trường Trung Quốc, nơi một hãng xe có thể thắng kiện liên quan đến bản quyền sở hữu trí tuệ.

Hai công ty nhái thương hiệu và logo BMW phải nhận "quả đắng"

Theo đó, vào năm 2008, ông Zhou Leqin đã đăng ký tên thương hiệu Deguo Baoma Group Holdings Limited theo tiếng Trung nếu dịch ra tiếng Anh sẽ là German BMW Group Holdings Limited.

Không dừng lại ở đó công ty này tiếp tục đăng ký thương hiệu BMN, giống như BMW bỏ đi một nét ở chữ “W” cùng logo hình tròn màu xanh na ná như thương hiệu xe đến từ Đức.

Sau đó công ty này nhượng quyền thương hiệu BMN cho công ty khác là Chuangjia chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang, trục lợi từ thương hiệu và logo giống BMW.

 

Chuyện hiếm có: BMW thắng kiện công ty BMN nhái logo và tên thương hiệu ở Trung Quốc - 1

X7 Lanwind vẫn là điển hình của "ngành công nghiệp sao chép"

Hiện nay, vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn là bức xúc lớn nhất trong các công ty nước ngoài nói chung và xe hơi nói riêng tại Trung Quốc.

Hàng loạt thương hiệu xe sang có tiếng đến từ châu Âu như BMW, Audi, Land Rover… bị các công ty nội địa nhái kiểu dáng các mẫu xe bán chạy với giá rất rẻ.

Thậm chí, những sản phẩm này còn ngang nhiên trưng bày chung với hàng thật tại một số kỳ triển lãm.

Land Rover đã từng đệ đơn kiện nhà sản xuất X7 Landwind khi copy trắng trợn Range Rover Evoque nhưng bị chính phủ nước này bác bỏ.

 

Nguồn: TINTUCVIETDUC.DE/REUTERS


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan