Dân châu Á thích chơi hàng xịn

Dân châu Á thích chơi hàng xịn

Thị trường hàng cao cấp trước đây chủ yếu dành cho dân Mỹ và châu Âu. Từ thập niên 1980, người Nhật bắt đầu lấn lướt, sau đó dân Brazil và Trung Quốc nổi lên từ thập niên 2000. Hiện nay, dân châu Á đang chiếm số đông.

132 1 Dan Chau A Thich Choi Hang Xin

Dự báo đến năm 2025, thị trường hàng cao cấp ngày càng trẻ hóa - Ảnh: AFP

 

Giáo sư Pháp Christel de Lassus Pháp giải thích: “Trước đây ‘Henry’ là tầng lớp xã hội giữa trung lưu và người giàu, chủ yếu là công dân Mỹ khoảng 30 tuổi, thường là dân công nghệ ở Thung lũng Silicon có thu nhập hàng năm từ 250.000 USD đến 500.000 USD. Còn bây giờ, tầng lớp ‘Henry’ chủ yếu sống ở các nước mới nổi”.

Trong 415 triệu khách hàng mua hàng cao cấp trên thế giới (gồm hàng cao cấp cá nhân và các sản phẩm/dịch vụ trải nghiệm), dân châu Á chiếm đến 51% so với 23% dân Mỹ và 19% dân châu Âu.

Năm 2018, khách hàng Trung Quốc chiếm 33% mức chi tiêu hàng cao cấp trên thế giới so với 32% năm 2017. Sức mua từ Nhật có giảm nhẹ nhưng doanh số bán lẻ hàng cao cấp vẫn tăng 3%, một phần do du khách đến Nhật tiêu xài.

Trên thị trường châu Mỹ, sức mua hàng cao cấp tăng 5%. Do kinh tế Mỹ khởi sắc, dân có tiền ở Mỹ mua sắm nhiều hơn trong khi du khách đến từ châu Á và Mỹ La-tinh lại bóp hầu bao. Canada và Mexico vẫn là hai nước tiêu thụ hàng cao cấp đáng kể trong khu vực.

Đối với các khu vực còn lại trên thế giới, mức tăng trưởng hàng cao cấp đạt con số tròn trĩnh 0%, chủ yếu do tình hình hạn chế chi tiêu ở Trung Đông.

Báo cáo thường niên của Công ty Bain & Company dự báo đến năm 2025, thị trường hàng cao cấp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng từ 3%-5%/năm, riêng hàng cao cấp cá nhân đạt tăng trưởng nhỉnh hơn (6%).

1. Dân Trung Quốc gia tăng sức mua trong nước: 

Người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chiếm tối thiểu 45% thị trường hàng cao cấp và 50% mặt hàng sẽ được tiêu thụ trong nước. Từ năm 2015-2018, sức mua nội địa của dân Trung Quốc đại lục đã tăng gấp đôi so với sức mua ở nước ngoài.

3. Giảm các điểm bán hàng: 

Do doanh số bán hàng qua mạng phát triển, số cửa hàng thực tế sẽ giảm. Từ đó, vai trò của điểm bán hàng cũng sẽ chuyển đổi từ điểm bán hàng thông thường trở thành điểm tiếp xúc khách hàng.

5. Văn hóa và văn hóa nhóm: 

Văn hóa (tôn giáo, dân tộc) và văn hóa nhóm (cộng đồng thiểu số) sẽ quyết định xu hướng tiêu dùng đối với thời trang và hàng cao cấp. 

7. Tính năng động trở thành tiêu chuẩn mới: 

Kỹ thuật số sẽ làm thay đổi cách thức chi tiêu và doanh số bán hàng cao cấp. Khả năng sinh lãi sẽ ổn định nếu các thương hiệu hàng cao cấp áp dụng cách thức tiếp cận năng động hơn.

 

 

Theo Hoàng Long / tuoitre.vn


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan